Tuyến TP.HCM – Tây nam bộ

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 2 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, hướng dẫn du lịch (Trang 38 - 43)

BÀI 3 : THỰC HÀNH THUYẾT MINH THEO TUYẾN DU LỊCH

3.3. Tuyến TP.HCM – Tây nam bộ

Tuyến du lịch TP. HCM – Tây Nam bộ bao gồ: TP. HCM và 13 tỉnh thành: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Trên tuyến hành trình này, HDV có thể thuyết minh theo các chun đề như: - Chuyên đề cây lúa

- Chuyên đề văn hóa sơng nước (song Mêkong, chợ nổi,…) - Chuyên đề về các lễ hội của người Khmer

- Chuyên đề về nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ - Chuyên đề ẩm thực miền Tây Nam bộ

Sau đây là hướng dẫn gợi ý một số chuyên đề trên tuyến du lịch này

3.3.1. Chuyên đề về các lễ hội của người Khmer

Người Khmer vốn có truyền thống văn hóa phong phú và lâu đời nhưng đặc điểm riêng biệt và độc đáo là mọi sinh hoạt văn hóa đều gắn bó với chùa chiền, tơn giáo đạo Phật. Hầu như tất cả các lễ hội lớn nhỏ trong năm đều được thực hiện tại ngơi chùa là chính. Nói đến lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer, chúng ta có thể kể đến 3 lễ hội chính trong năm là: Tết Chol Chnam Thmay cổ truyền (Tết năm mới), Lễ hội Sen Đôn Ta (Phchum Banh - Lễ hội cúng ông bà tổ tiên) và Lễ hội Dâng Y Kathinat. Ngồi ra cịn có lễ hội Ok om bok cúng trăng, lễ Dâng bơng, lễ Phật Đản, lễ hội phum sóc …

LỄ CHOL CHNAM THMEY

Mở bài:

Giới thiệu khái quát lễ Tết cổ truyền Chol Chnam Thmey

Thân bài:

Thời gian – địa điểm tổ chức

- Kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày, tên gọi mỗi ngày tết khác nhau.

- Được tổ chức ở hầu hết các tỉnh miền Tây Nam bộ - nơi có bà con người Khmer sinh sống như: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu,…

Các hoạt động của lễ hội

- Hoạt động chuẩn bị của người dân cho ngày lễ tết

- Các nghi lễ trong đêm giao thừa

- Những sự kiện trong các ngày lễ tết

- Hoạt động văn hóa văn nghệ trong lễ tết

Ý nghĩa của lễ hội

- Là ngày hội truyền thống của người Khmer.

- Gắn với nghi lễ của cư dân nông nghiệp làm lúa nước và một số nghi thức Phật giáo Tiểu thừa.

Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa, vai trò của lễ tết Chôl Chnăm Thmây trong đời sống của đồng bào Khmer Nam bộ và trong nền văn hóa Việt Nam và sức thu hút khách du lịch của lễ hội.

LỄ OK OM-BOK

Mở bài:

Giới thiệu khái quát Lễ hội Ok Om Bok – Lễ cúng trăng

Thân bài:

Thời gian – địa điểm tổ chức

- Vào đêm rằm tháng 10 âm lịch.

- Tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng…, nơi đồng bào dân tộc người Khmer sinh sống đông đúc.

- Được tổ chức dưới các hình thức như: lễ tại gia đình, lễ ở chùa hoặc các điểm của cộng đồng trong phum sóc.

Các hoạt động của lễ hội

- Các lễ vật Cúng Trăng

- Những hoạt động chuẩn bị cho lễ

- Những nghi lễ chính trong ngày lễ

- Hoạt động vui chơi giải trí trong phần hội của lễ: Đua ghe Ngo, chơi cờ ốc; bi sắt; múa Lâm Thôn, Thả đèn nước,…

- Gắn liền với tín ngưỡng tơn giáo, phong tục tập quán của người Khmer ở Nam bộ.

- Góp phần tạo ra đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, củng cố bền vững khối đoàn kết cộng đồng các dân tộc.

- Năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định đưa Lễ hội Ok Om Bok vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình lễ hội truyền thống.

Kết bài:

Khẳng định lại ý nghĩa – giá trị của lễ hội Ok Om Bok trong đời sống tâm linh, đời sống văn hóa của người Khmer và sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước của lễ hội.

LỄ DOLTA

Mở bài

Giới thiệu khái quát Lễ Dolta.

Thân bài:

Thời gian – địa điểm tổ chức

- Được tổ chức từ ngày 29 tháng 8 đến mùng 1 tháng 9 âm lịch hàng năm

- Tại các tỉnh có người Khmer tập trung sinh sống như Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, An Giang,...

Các hoạt động của lễ hội

- Những nghi lễ chính của lễ Dolta

- Các hoạt động trong ngày thứ nhất

- Các hoạt động trong ngày thứ hai

- Các hoạt động trong ngày thứ ba

- Những hoạt động nổi bật trong phần hội (hội đua bò,…)

Ý nghĩa của lễ hội

- Cầu mong gia đình an lành, bảo tồn được các phong tục tập quán, những nét đẹp tâm linh.

- Thắt chặt thêm tình làng, nghĩa xóm trong tinh thần tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa.

- Lễ Dolta là nét đẹp về lòng hiếu thảo, tri ân của con cháu với ông bà, cha mẹ đang sống và đã mất.

- Khẳng định lại ý nghĩa và giá trị tinh thần của lễ Dolta trong đời sống của đồng bào Khmer Nam bộ và sức thu hút khách du lịch của lễ Dolta.

3.3.2. Chuyên đề về nghệ thuật đờn ca tài tử nam bộ

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ.

Thân bài:

Lịch sử hình thành

- Hình thành và phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian.

- Là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do những người bình dân Nam bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động.

- Sự phát triển của nghệ thuật Đờn ca tài tử hiện nay.

Đặc điểm nổi bật

- Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ vừa mang tính chun nghiệp vừa có chất dân dã, tài tử.

- Về hình thức biểu diễn

- Các bài bản của Đờn ca tài tử

- Về trang phục

- Về nhạc cụ

Ý nghĩa – giá trị

- Kết nối tâm hồn của cộng đồng, tạo ra được sự cảm thụ âm nhạc gần gũi.

- Là một sản phẩm văn hóa tinh thần của vùng đất phương Nam với một sức sống mãnh liệt trong thời hội nhập văn hóa.

- Thể hiện tính cách phóng khống và nếp sống sơng nước miệt vườn của con người Nam bộ.

- Là một trong những di sản văn hố phi vật thể tiêu biểu của miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Đờn ca tài tử góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.

- Được cơng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Kết bài:

Khẳng định lại giá trị nghệ thuật, văn hóa và vai trị của đờn ca tài tử Nam bộ trong đời sống của người Nam bộ nói riêng, trong hoạt động du lịch và trong nền văn hóa Việt Nam và nói chung.

Bài tập thực hành

Bài tập 1: Thuyết minh trên tuyến TP. HCM – Nam trung bộ (chuyên đề: cây cao su, tháp Chăm)

Bài tập 2: Thuyết minh trên tuyến TP. HCM – Tây nguyên (chuyên đề: thác nước, cồng chiêng Tây Nguyên)

Bài tập 3: Thuyết minh trên tuyến TP. HCM – Tây nam bộ (chuyên đề: lễ hội của người Khmer, nghệ thuật đờn ca tài tử nam bộ)

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 2 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, hướng dẫn du lịch (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)