Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình (Trang 120)

Hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ, minh bạch, phù hợp với các công ước và thông lệ quốc tế để tạo hành lang pháp lý giúp các NHTM trong đó có Chi nhánh BIDV Ninh Bình hoạt động hiệu quả, coi trọng các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự giữa ngân hàng và khách hàng. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng theo hướng khuyến khích các NHTM tăng cường mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ phi tín dụng. Các NHTM cũng phải trải qua rất nhiều bước nhiều khâu xin phép, trình duyệt,…có ra một sản phẩm mới. Do đó, để phát triển dịch vụ NHBL, NHNN cần có một cơ chế đơn giản, gọn nhẹ hơn, thống nhất đồng bộ và dễ hiểu, đảm bảo lợi ích của khách hàng. Song song là công tác nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh

những dịch vụ mới triển khai nhưng chưa có quy định, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chất lượng cao đòi hỏi văn bản pháp lý càng phải hoàn thiện. Có sự rà soát, nghiên cứu chỉnh sửa luật Ngân hàng cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế liên tục thay đổi và phát triển không ngừng.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức cũng như cơ chế pháp lý trên hai thị trường là thị trường tiền tệ và thị trường vốn tạo môi trường để những dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng phát triển, đồng thời tạo được lòng tin cho cả các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp, tổ chức tham gia thị trường để từ đó tăng cung và cầu hàng hoá trên hai thị trường để có được sự sôi động thực sự trên hai thị trường rất quan trọng này. Để đẩy mạnh hoạt động của thị trường mở, thị trường tiền tệ: NHNN cần thay đổi lại cách thức tổ chức hoạt động của thị trường mở và thị trường tiền tệ để các NHTM có thể mở rộng các dịch vụ của mình. Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về chính sách tiền tệ. Cải cách công cụ điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường: có nghĩa là các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi, thấu chi…NHNN phải coi như công cụ chủ đạo để điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất. Thường xuyên điều hành linh hoạt tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ giá, tín dụng…để nâng cao khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN, bên cạnh đó tạo điều kiện cho các NHTM sử dụng vốn với chi phí thấp nhất có thể

Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng mà trước hết là công nghệ thanh toán: Hiện nay tốc độ thanh toán qua trung tâm thanh toán của NHNN còn chậm. Vì vậy NHNN cần nghiên cứu cách thức thanh toán nhanh nhất, tiến tới hiện đại, tiến tới hiện đại hoá công nghệ thanh toán tự động. Thành lập trung tâm thanh toán, trung tâm xử lý hỗ trợ các NHTM trong việc thanh toán, thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng giữa các NHTM khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng

Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước (đặc biệt là NHNN), cần nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến trên thế giới có thể triển khai áp dụng tại Việt Nam, từ đó ban hành các văn bản chế độ liên quan đến từng dịch vụ. Có định hướng thống nhất trong phát triển dịch vụ NHBL tại các NHTM: Hiện nay các ngân hàng tại Việt Nam phát triển dịch vụ NHBL một cách độc lập, hầu như không có sự hướng dẫn thống nhất của NHNN dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và đầu tư lãng phí trong việc phát triển dịch vụ NHBL trong khi tiềm lực của mỗi ngân hàng đều hạn chế.

Tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng vốn điều lệ như cho phép phát hành trái phiếu, giảm thuế thu nhập…đồng thời tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các NHTM nhà nước trong đó có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w