Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động bán lẻ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình (Trang 103)

Thu hút nguồn nhân lực có trình độ là một trong những mục tiêu quan trọng để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình.

Củng cố đội ngũ cán bộ tại phòng Quan hệ khách hàng bán lẻ, Phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm phục vụ khách hàng phổ thông, cán bộ Tư vấn tài chính phục vụ khách hàng (đặc biệt là khách hàng quen thuộc, khách hàng cao cấp). Từng bước xây dựng đội ngũ bán hàng phục vụ khách hàng có thu nhập cao và rất giàu có.

Thực hiện tuyển dụng cán bộ bộ phận bán lẻ một cách thường xuyên để đảm bảo quá trình hoạt động được liên tục và thông suốt. Song song là công tác đào tạo và nâng cao kiến thức kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ cho cán bộ, kĩ năng thiết kế, phát triển và triển khai bán sản phẩm dịch vụ thông qua các kênh bán hàng. Đào tạo thường xuyên quy trình tác nghiệp cho cán bộ quan hệ khách hàng đồng thời khuyến khích các nghiên cứu, cải tiến khoa học nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Ngoài những kiến thức nghiệp vụ cần thiết để có thể giải đáp, tư vấn cho khách hàng một cách thông suốt, nhân viên cũng cần được đào tạo những kỹ năng cần thiết khác, như kỹ năng giao tiếp khách hàng, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đàm phán… để chất lượng phục vụ khách hàng được tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Những nhân viên có kiến thức chuyên môn và có kỹ năng tốt sẽ giúp Ngân hàng giữ chân được khách hàng truyền thống và phát triển thêm nhiều khách hàng mới.

Gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ theo đúng người, đúng việc, thực hiện luân chuyển cán bộ để sắp xếp công việc phù hợp nhất

với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của cán bộ ngân hàng. Có chính sách đãi ngộ nhân tài hấp dẫn là động lực để phát triển đội ngũ cán bộ có tiềm năng ở Chi nhánh, có đánh giá nhân viên công bằng, khách quan. Phổ biến và đóng góp cải tiến quy trình nghề nghiệp rõ ràng và phổ biến rộng rãi để nhân viên có thể xác định được hướng đi trong tương lai, nghề nghiệp của mình.

Đối với các sản phẩm đặc thù như sản phẩm bảo hiểm có thể tổ chức đào tạo chuyên gia về sản phẩm tại chi nhánh; Định kỳ tổ chức đào tạo kỹ năng bán hàng theo các cấp độ: cán bộ Quan hệ khách hàng và Tư vấn tài chính cá nhân, cán bộ đón tiếp khách hàng, cán bộ dịch vụ khách hàng, bao gồm: kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu, bán sản phẩm bán lẻ, phát triển và duy trì quan hệ với khách hàng…

Nguồn lực công nghệ thông tin và hạ tầng kinh doanh: Công nghệ thông tin đóng vai trò như một phương tiện để thực hiện mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Việc ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại và phù hợp quyết định sự thành công của ngân hàng trong việc triển khai cung ứng các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Hệ thống công nghệ thông tin phải luôn luôn được duy trì và nâng cấp đảm bảo phát triển ngân hàng theo chiều sâu, tăng cường tính an toàn, bảo mật, thiết lập các chính sách dự phòng cơ sở dữ liệu.

Để thực hiện được các mục tiêu trên Ngân hàng BIDV Ninh Bình cần phải lựa chọn công nghệ phù hợp và đáp ứng các vấn đề sau:

Đầu tư có trọng tâm vào công nghệ mới hiện để phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, các kênh phân phối mới (ATM, POS, IB/MB) trên nền công nghệ ngân hàng hiện đại theo hướng chuẩn hoá sản phẩm dịch vụ theo thông lệ quốc tế, tự động hoá các quy trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Tổ chức triển khai có hiệu quả các đề án cải tạo, nâng cấp hệ thống kỹ thuật của BIDV, hoàn

thiện hệ thống thanh toán an toàn và chính xác cao với chi phí hợp lý.

Đầu tư phát triển các chương trình phần mềm: ví điện tử sử dụng công nghệ thẻ chip và thẻ không tiếp xúc, công nghệ OTP áp dụng các sản phẩm Internetbanking, các dịch vụ mới về thẻ… Tuy nhiên phải đảm bảo sự đồng bộ trong việc đầu tư, sử dụng hệ thống CNTT. Tăng cường sự liên kết, hợp tác trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ mới, chuyển giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng tự động, thẻ thanh toán đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và của thị trường.

Phát triển các hoạt động củng cố, hỗ trợ hoạt động công nghệ thông tin an toàn bảo mật, hạn chế rủi ro. Xây dựng các quy trình quản lý và vận hành trung tâm dự phòng, quy trình về quản lý phiên bản phần mềm, quy trình về quản lý tham số hệ thống, quy trình quản lý và cấp phát quyền truy cập chương trình ứng dụng.

Có lộ trình và sớm thực hiện các điều kiện về công nghệ cho việc chuyển đổi thẻ từ có tính bảo mật thấp sang thẻ chip có tính năng bảo mật cao hơn, giảm rủi ro trong các giao dịch thanh toán thẻ.

Nguồn lực tài chính: Để gia tăng sức cạnh tranh, đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư trang thiết bị, nâng cấp hệ thống ngày càng hiện đại nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên chi phí bỏ ra để đầu tư cho công nghệ rất lớn, đầu tư cho công nghệ ngân hàng hiện đại để thiết lập kênh phân phối điện tử, kênh phân phối từ xa như hệ thống máy ATM, máy chấp nhận thẻ POS. hầu hết các thiết bị công nghệ đều phải nhập từ nước ngoài với chi phí chuyển giao công nghệ rất cao. Cho nên đòi hỏi ngân hàng phải có các kế hoạch sau:

Nghiên cứu, xây dựng và triển khai chương trình tính toán, phân bổ chi phí – thu nhập liên quan tới hoạt động bán lẻ, chi tiết theo từng hoạt động, sản phẩm, từng đơn vị kinh doanh, từng khách hàng/ nhóm khách hàng… từ đó có các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như có cơ sở để xây

dựng và thực hiện cơ chế tài chính - động lực.

Xây dựng chính sách động lực về lương, thưởng nhằm khuyến khích việc bán sản phẩm/dịch vụ ngân hàng bán lẻ dựa trên cơ sở:

Nghiên cứu xây dựng cơ chế phân phối thu nhập hợp lý để khuyến khích hoạt động bán lẻ. Áp dụng hệ số điều chỉnh thu nhập từ hoạt động bán lẻ (có tính đến yếu tố địa tô, vùng/ miền).

Nghiên cứu xây dựng cơ chế thưởng khuyến khích hoạt động bán lẻ trên cơ sở:

Đạt chỉ tiêu cơ cấu: dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ tín dụng, huy động vốn dân cư/tổng huy động vốn, thu dịch vụ bán lẻ/tổng thu dịch vụ… Đạt chỉ tiêu doanh thu quy mô: tăng trưởng dư nợ tín dụng, tăng trưởng huy động vốn dân cư, phát hành thẻ… Đạt chỉ tiêu hiệu quả (năng suất lao động bình quân đầu người).

Nghiên cứu xây dựng cơ chế đánh giá thực hiện kế hoạch bán lẻ: Giao kế hoạch theo các chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu; Xây dựng thang điểm hợp lý đánh giá thực hiện kế hoạch bán lẻ;

Xây dựng cơ chế hỗ trợ định mức chi phí bán lẻ cho các chi nhánh tập trung phát triển hoạt động bán lẻ tốt;

Xây dựng và từng bước triển khai cơ chế khoán doanh số bán sản phẩm/dịch vụ cho các cán bộ Quan hệ khách hang cá nhân… Áp dụng thí điểm từ các sản phẩm xây dựng được kế hoạch chiến thuật cụ thể: Thẻ, tín dụng nhà ở, BSMS).

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình (Trang 103)