Giai đoạn tháng 1996 – 2000

Một phần của tài liệu Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 1992 - 2013 (Trang 27 - 29)

3.1 Thực trạng lãi suất tại Việt Nam

3.1.2 Giai đoạn tháng 1996 – 2000

Trong giai đoạn này, NHNN đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng về lãi suất, nhằm từng bước tự do hóa lãi suất theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên nhà nước vẫn giữ vai trò rất quan trọng. Chính sách lãi suất trần và lãi suất sàn từng bước được đổi mới để thích nghi với sự phát triển kinh tế. Năm 1986, chính sách lãi suất có sự thay đổi lớn, mức lãi suất đã được hạ xuống còn 2,1% - 1,75%/tháng, kèm theo quy định lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tối đa không được vượt quá 0,35% Năm 1997-1998, NHNN đã không xiết chặt kiểm sốt lãi suất mà lại có vẻ nới lỏng chính sách lãi suất, trần lãi suất được nâng lên, các NHTM có thể tăng lãi

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

suất tiền gửi để huy động vốn và quy định giới hạn chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi ở mức 0,35%/tháng. Giảm lãi suất cho vay bình quân tối thiểu là 0,35%/tháng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng sản xuất, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Thực hiện chủ trương của Quốc Hội, theo chỉ đạo của Chính Phủ ngày 28/12/1997 thống đốc NHNN đã ký quyết định số 381/QĐ-NH1 về việc điều chỉnh lãi suất tín dụng với nội dung bắt đầu được thực hiện từ ngày 1/1/1998, theo quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn là 1,75%/tháng và trần lãi suất cho vay trung và dài hạn là 1,7%/tháng, lãi suất huy động của các NHTM quy định trên cơ sở chênh lệch lãi suất huy động bình quân và lãi suất cho vay bình quân không quá 0,35%/tháng. Qua việc thực hiện quyết định số 381/QĐ-NH1, hầu hết các NHTM đã thực hiện tốt trần lãi suất cho vay là 1,75%/tháng, đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Năm 1998 NHNN tiếp tục ba lần điều chỉnh giảm mức lãi suất trần. Quyết định số 191/QĐ-NH1 ban hành ngày 15/7/1998 theo đó trần lãi suất cho vay ngắn hạn giảm xuống còn 1,6%/tháng, trung dài hạn xuống 1,65%/tháng. Quyết định số 266/QĐ-NH1 ban hành ngày 27/9/1998, giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn xuống 1,25%/tháng, trung dài hạn là 1,35%/tháng. Cho đến tháng 1/2000 NHNN có thêm hai lần điều chỉnh lãi suất đó là: Quyết định số 179/QĐ-NH ban hành ngày 28/5/1999 hạ trần lãi suất xuống 1%/tháng, trung dài hạn 1,1%/tháng. Quyết định số 39/QĐ-NH1 ban hành ngày 17/1/2000 tăng dần lãi suất cho vay ngắn hạn lên 1,2%/tháng, trung và dài hạn là 1,25%/tháng.

Năm 2000 do có thiểu phát nên lãi suất đã được điều chỉnh giảm chút ít, nhưng xem xét lãi suất thực dương thì khơng phải giảm mà tăng lên. Tỷ lệ lãi suất dương chia cho tỷ lệ lạm phát năm 1996 là 120%, năm 1997 là 175%, năm 1998 là 11,6%, năm 1999 là 5350% và năm 2000 thì quá cao trên 6.000%. Điều này lý giải sao giai đoạn này thiểu phát xảy ra.

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

Bảng 3.2: Diễn biến lãi suất cho vay giai đoạn 1996 – 2000

Lãi suất 1996 1997 1998 1999 2000 Cho vay bình quân năm 17.5% 14% 15.2% 11.7% 10.4%

Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) Biểu đồ 3.2 : Diễn biến lãi suất cho vay giai đoạn 1999 – 2000

Nguồn: Tác giả tự thực hiện

Một phần của tài liệu Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 1992 - 2013 (Trang 27 - 29)