Giai đoạn 200 1– 2006

Một phần của tài liệu Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 1992 - 2013 (Trang 29 - 30)

3.1 Thực trạng lãi suất tại Việt Nam

3.1.3 Giai đoạn 200 1– 2006

Năm 2000 – 2001, khi NHNN giảm mức lãi suất cơ bản thì lãi suất cho vay của các NHTM có xu hướng giảm theo. Cũng trong giai đoạn này lãi suất tiền gửi tăng lên, chính sự cạnh tranh của các ngân hàng đã giảm sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Tháng 11/2001, lãi suất cho vay ngoại tệ được tự do hóa, cho phép người đi vay có thể thương lượng lãi suất với ngân hàng nội địa cũng như các ngân hàng nước ngoài. Tháng 6/2002, lãi suất đồng Việt Nam cũng được tự do hóa, ngân hàng được phép xác định lãi suất cho vay trên cơ sở tự thẩm định và thương lượng với khách hàng. Ngay khi áp dụng chính sách lãi suất này, các ngân hàng tăng lãi suất huy động và mức lãi suất cho vay cũng nhích dần lên. Năm 2004, tình hình thế giới có nhiều biến động, giá thành nguyên vật liệu tăng mạnh tạo ra chi

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

phí đẩy làm cho giá cả tăng mạnh, lạm phát gia tăng. Tháng 6/2005, chỉ số giá tăng so với năm 2004 là 8,6%, như vậy đã làm cho lãi suất thực tế trong hai năm này ở mức âm. Lạm phát cao ở nhiều nước, Cục dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất lên cao cũng trực tiếp ảnh hưởng đến tình hình lãi suất ở Việt Nam.

Bảng 3.3 : Diễn biến lãi suất cho vay giai đoạn 2001 – 2006

Lãi suất 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cho vay bình quân năm 10.5% 10.65% 10.7% 11.7% 13.6% 13.7%

Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

Biểu đồ 3.3: Diễn biến lãi suất cho vay giai đoạn 2001 – 2006

Nguồn: Tác giả tự thực hiện

Một phần của tài liệu Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 1992 - 2013 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)