Kiểm định d của Durbin – Watson

Một phần của tài liệu Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 1992 - 2013 (Trang 51 - 53)

Sau khi kiểm định độ phù hợp của mơ hình cũng như kiểm định vấn đề đa cộng tuyến, bước tiếp theo ta phải kiểm định xem mơ hình có hiện tượng tự tương quan xảy ra không. Phương pháp kiểm định có ý nghĩa nhất để phát hiện có hiện tượng tự tương quan xảy ra trong mơ hình hồi quy hay không là kiểm định d của Durbin – Watson. Giả thuyết khi tiến hành kiểm định này là Ho: hệ số tương quan tổng thể của các phần dư bằng không. Theo phương pháp thống kê Durbin – Watson, hệ số d dao động từ 0 < d < 4. Nếu các phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau, giá trị d sẽ gần bằng 2 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)[2]. Hệ số Durbin – Watson nằm ở vùng khơng có tự tương quan với dU < d < 2 (với N=22, k=4, dL = 1.441, dU = 1.647). Qua kết quả bảng 4.7 hệ số Durbin – Watson là 1.842 nằm trong vùng dU = 1.647 < 1.842 < 2, chứng tỏ khơng có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất.

Tóm lại, qua các thủ tục kiểm định cần thiết, ta thấy mô hình hồi quy xây dựng được là một mơ hình tốt vì phù hợp với tập dữ liệu, đồng thời không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay tự tương quan trong mơ hình.

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

Bảng 4.7: Kết quả thống kê Durbin – Watson Bảng tóm tắt mơ hình

Model Durbin-Watson

1.842a

Nguồn : Tác giả tự thực hiện

Nhận xét chung mơ hình:

Từ kết quả hồi quy ta thấy biến cung tiền (M2) có mức ý nghĩa là 0.080 > 0.05 (mức ý nghĩa 5%), điều này có nghĩa là biến cung tiền M2 khơng tìm thấy mối quan hệ với lãi suất trong dữ liệu nghiên cứu từ năm 1992 – 2013 (khơng có ý nghĩa thống kê). Vậy tác giả loại biến cung tiền M2 ra khỏi mơ hình hồi quy ban đầu.

Vậy mơ hình hồi quy có 3 biến giải thích là LP, THNS, GDP với kết quả như sau: - Xét về kỳ vọng dấu, dựa vào cơ sở lý thuyết kỳ vọng ban đầu thì cả ba biến LP, THNS, tăng trưởng GDP đều đúng với kỳ vọng và xác suất lần lượt của các biến giải thích là: LP = 0,003, THNS = 0,000, GDP = 0,026 < 0,05 (mức ý nghĩa 5%) đều có ý nghĩa thống kê nên cả ba biến giải thích đều được chấp nhận trong mơ hình.

- R2 hiện chỉnh = 0,83 tương đương 83%, điều này cho biết mơ hình giải thích được 83% sự biến động của lãi suất (LS) (tăng hay giảm) là do sự thay đổi của ba biến LP, THNS, GDP trong mơ hình gây ra, cịn lại 17% là do các yếu tố ngẫu nhiên khác giải thích.

Ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mơ hình ước lượng:

 β0 = 16.773 > 0: Cho biết khi lạm phát (LP), thâm hụt ngân sách (THNS), GDP (GDP) bằng 0 thì lãi suất danh nghĩa (LS) tăng trung bình là 16.773.  β1 = 0.253 > 0: Cho biết khi lạm phát (LP) thay đổi tăng (giảm) 1% với điều

kiện các biến còn lại trong mơ hình (THNS, GDP) khơng đổi thì lãi suất danh nghĩa (LS) giảm (tăng) là 0.253%.

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

 β2 = 1.872 > 0: Cho biết khi thâm hụt ngân sách (THNS) thay đổi tăng (giảm) 1% với điều kiện các biến cịn lại trong mơ hình (LP, GDP) khơng đổi thì lãi suất (LS) tăng (giảm) là 1.872%.

 β3 = 0.637 > 0: Cho biết khi GDP (GDP) thay đổi tăng (giảm) 1% với điều kiện các biến cịn lại trong mơ hình (LP, THNS) khơng đổi thì lãi suất (LS) tăng (giảm) là 0.637%.

 Qua kết quả trên cho thấy rằng trong ba biến LP, THNS, GDP tác động đến lãi suất thì biến thâm hụt ngân sách (THNS) là có tác động lớn nhất, rồi đến biến GDP và cuối cùng là biến lạm phát.

Bảng 4.8: Tổng hợp về kết quả hồi quy từ nghiên cứu

Nhân tố tác động Kỳ vọng ban đầu Kết quả hồi quy

Lạm phát (LP) + +

Thâm hụt ngân sách (THNS) + +

GDP (GDP) + +

Tăng trường cung tiền (M2) + Không tác động

Nguồn: Tác giả tự thực hiện Phương trình hồi quy đề tài nghiên cứu xây dựng được:

Một phần của tài liệu Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 1992 - 2013 (Trang 51 - 53)