3.2 Thực trạng thâm hụt ngân sách tại Việt Nam
3.2.5 Giai đoạn 2011 2013
Chính phủ nỗ lực trong việc tăng thu ngân sách, giảm bội chi, giảm nợ công. Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ được ban hành nhằm thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa cắt giảm chi tiêu công nhằm giảm bội chi và kiềm chế lạm phát. Nhờ đó, tình hình bội chi NSNN đã giảm chỉ còn 4,9% GDP năm 2011 và 4,8% GDP năm 2012.
Tình hình thâm hụt ngân sách năm 2012 và ba quý đầu năm 2013 thì thu Ngân sách Nhà nước lũy kế đến ước đạt 70,1% dự toán, thấp hơn so với cùng kỳ 2 năm trước
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.
cũng như so với yêu cầu tiến độ thực hiện dự toán 2013. Thu Ngân sách Nhà nước tiếp tục đạt thấp do thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chỉ đạt 68,5% và 62,5% dự toán do sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn cịn khó khăn, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chịu thuế giảm so cùng kỳ. Bên cạnh đó, nguồn thu từ dầu thơ – nhân tố chính bù đắp hụt thu từ thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chỉ đạt 86,4% dự toán, thấp hơn nhiều so với 103,6% và 116,9% dự toán của cùng kỳ năm 2012 và 2011. Vì vậy, thu Ngân sách Nhà nước trong năm 2013 khó khăn hơn năm 2012, hụt thu khoảng 63.630 tỷ đồng.
Bảng 3.10 : Tình hình thâm hụt ngân sách giai đoạn 2011 - 2013 Lãi suất 2011 2012 2013 Thâm hụt ngân sách so với
GDP
-4.9% -4.0% -4.7%
Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Biểu đồ 3.11: Tình hình thâm hụt ngân sách giai đoạn 2011 – 2013
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.
Biểu đồ 3.12: Tình hình thâm hụt ngân sách giai đoạn 1992 – 2013
Nguồn: Tác giả tự thực hiện