Giai đoạn 2007 – 2010

Một phần của tài liệu Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 1992 - 2013 (Trang 30)

3.1 Thực trạng lãi suất tại Việt Nam

3.1.4 Giai đoạn 2007 – 2010

Trong giai đoạn 2007 – nữa đầu 2008, có thể thấy những điều chỉnh trong chính sách lãi suất vẫn chậm và chưa bám sát với biến động kinh tế, cụ thể là lãi suất cơ bản và lạm phát dường như vẫn ở hai cung bậc khác nhau. Lạm phát xuất hiện từ những tháng cuối năm 2007 ở Việt Nam có sự tổng hợp của cả yếu tố cầu

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

kéo, chi phí đẩy và lạm phát tiền tệ, một phần hậu quả tất yếu của chính sách tiền tệ mở rộng và tăng trưởng tín dụng nóng ở nước ta những năm trước đó trong khi nền kinh tế khơng có sự tăng trưởng tương xứng. Vì vậy, việc thực hiện một chính sách tiền tệ thu hẹp kịp thời là rất cần thiết. Tuy nhiên lãi suất cơ bản vẫn duy trì ở mức 8,25%/năm như cũ trong suốt năm 2007 trong khi cuối năm 2007 lạm phát đã lên mức hai con số.

Sang đầu năm 2008, lãi suất cơ bản điều chỉnh nhẹ lên 8,75%/năm và duy trì hết tháng 5/2008, đến 19/5/2007 điều chỉnh tăng lên 12%/năm trong khi lạm phát lúc này tăng lên 25,2%. Việc quay lại quy định trần lãi suất cho vay thời điểm này là cần thiết trong bối cảnh các cơng cụ chính sách tiền tệ còn nhiều hạn chế. Lãi suất cơ bản điều chỉnh lên mốc cao 12%, rồi 14% sau đó.

Trong giai đoạn tháng 7/2008 – 11/2009, NHNN đã điều chỉnh lãi suất cơ bản linh hoạt và thận trọng theo hướng nới lỏng thông qua công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở. Những điều chỉnh này nhằm giảm chi phí vốn cho NHTM, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho NHTM mở rộng tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp, kích thích nền kinh tế trước nguy cơ giảm phát, nhằm đưa các cân đối vĩ mô của nền kinh tế về trạng thái cân bằng phù hợp với bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới nhiều biến động.

Sau hơn hai năm giữ ổn định ở mức 8,25%/năm, lãi suất cơ bản đã được NHNN điều chỉnh tăng lên mức 8,75% từ 01/02/2008 và nhảy vọt lên mức 12% từ 19/5/2008. Chưa đầy một tháng sau đó, lãi suất cơ bản đẩy lên mức đỉnh 14%. Sau khi thực hiện thành cơng vai trị kiềm chế lạm phát, NHNN đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ và lãi suất là một công cụ hết sức quan trọng. Lãi suất cơ bản hạ dần từ đỉnh 14% xuống 13% (từ 21/10/2008), 12% (từ 05/11/1008) và liên tiếp được điều chỉnh tới ba lần trong vòng một tháng cuối năm 2008 (11% từ 21/11/2008, 10% từ 05/12/2008, 8,5% từ 22/12/2008) (theo Hiệp hội các ngân hàng VN). Ngồi ra, thơng tư 01/2009/TT-NHNN ngày 23/01/2009 chính thức cho phép lại hình thức cho vay tiêu dùng. Cùng thời điểm này QĐ 121/QĐ-TTg ngày

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

23/01/2009 được ban hành về việc hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh.

Từ tháng 12/2009 cho đến cuối năm 2010, chính sách lãi suất được điều chỉnh theo hướng thắt chặt nhằm ngăn chặn nguy cơ lạm phát quay trở lại và bảo đảm an tồn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Lãi suất VNĐ diễn biến khá phức tạp và có xu hướng tăng trong nửa cuối của năm 2009. Trong đó, lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh từ 7%/năm lên 8%/năm (01/12/2009). Sau 6 tháng duy trì lãi suất khơng đổi thì ngày 05/01/2010,NHNN ban hành QĐ 2619/QĐ-NHNN và QĐ 2620/QĐ-NHNN quy định các mức lãi suất. Cụ thể: tăng 1% lên lãi suất cơ bản. Ngay lập tức các NHTM đã đồng loạt áp mức lãi suất mới từ 11% lên 12%/năm. Khơng dừng ở đó, lãi suất huy động vẫn tiếp tục tăng theo từng ngày từ 13% lên 14% và đỉnh điểm là việc ngân hàng Techcombank công bố lãi suất huy động lên tới 17% trong ngày 8/12/2010.

Bảng3.4 : Diễn biến lãi suất cho vay giai đoạn 2007 – 2010

Lãi suất 2007 2008 2009 2010 Cho vay bình quân năm 11.8% 17.1% 10.1% 13.1%

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

Biểu đồ 3.4: Diễn biến lãi suất cho vay giai đoạn 2007 – 2010

Nguồn: Tác giả tự thực hiện

3.1.5 Giai đoạn từ năm 2001 - 2013

Bước sang năm 2011, kinh tế toàn cầu bắt đầu le lói phục hồi nhưng cịn nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong nước. Trong 6 tháng đầu năm, lạm phát tăng 13,29% so với đầu năm và tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, gây khó khăn cho nỗ lực kiềm chế lạm phát dưới 15% theo mục tiêu đề ra, thị trường chứng khoán và bất động sản giảm mạnh.

Giai đoạn 2011 đến 2013, NHNN Việt Nam đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng để kiểm soát lạm phát và hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mơ, bảo đảm an tồn hệ thống, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, giảm tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất.

NHNN ban hành thông tư 02/TT-NHNN ngày 03/03/2011 quy định trần lãi suất huy động VNĐ của tổ chức tín dụng là 14%. Đến cuối năm 2012, lãi suất huy động VNĐ giảm mạnh từ 3 - 6%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 5 - 9% so với cuối năm 2011 và trở về mức lãi suất của năm 2007. Trong năm 2013, NHNN đã giảm 2%/năm mức lãi suất điều hành, giảm 3%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

VNĐ đối với các lĩnh vực ưu tiên; giảm 1%/năm lãi suất tối đa áp dụng dối với tiền gửi bằng VNĐ, từ cuối tháng 6 cho phép các NHTM tự ấn định lãi suất tiền gửi VNĐ có kỳ hạn 6 tháng trở lên (Nguồn:baodientu.chinhphu.vn).

Bảng3.5 : Diễn biến lãi suất cho vay giai đoạn 2011 – 2013

Lãi suất 2011 2012 2013 Cho vay bình quân năm 14% 11.5% 8.48%

Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB

Biểu đồ 3.5: Diễn biến lãi suất cho vay giai đoạn 2011 – 2013

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

Biểu đồ 3.6: Diễn biến lãi suất cho vay giai đoạn 1992 – 2013

Nguồn: Tác giả tự thực hiện

3.2 Thực trạng thâm hụt ngân sách tại Việt Nam 3.2.1 Giai đoạn 1992 – 1995 3.2.1 Giai đoạn 1992 – 1995

Trong giai đoạn này cơ cấu chi ngân sách đã dần dần thay đổi theo hướng tích cực. Nguồn thu trong nước đã đủ cho chi thường xuyên, tình trạng đi vay hoặc dựa vào phát hành cho chi thường xuyên đã chấm dứt. Trong giai đoạn này chi đúng đối tượng, có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội được đặt ra. Nhờ những giải pháp trên số thâm hụt ngân sách đã giảm dần qua từng năm và được bù đắp bằng vay của dân và vay nước ngồi. Như vậy, có thể thấy bội chi ngân sách nhà nước trong những năm 1992 – 1995 thể hiện chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ và đây cũng là yếu tố rất quan trọng góp phần kiềm chế lạm phát

Kinh tế đất nước có nhiều dấu hiệu tốt như siêu lạm phát được đẩy lùi nhờ Chính phủ thắt chặt chi tiêu cùng với thay đổi cơ cấu chi ngân sách, chi tập trung vào đúng đối tượng tạo hiệu quả phát triển kinh tế, nguồn thu đã đủ cho chi thường xuyên, thâm hụt ngân sách giai đoạn trước được bù đắp bằng vay nợ.

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

Bảng 3.6 : Tình hình thâm hụt ngân sách giai đoạn 1992 - 1995 Lãi suất 1992 1993 1994 1995 Thâm hụt ngân sách so với

GDP - 2.43% - 4.89% - 1.55% - 4.07%

Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

Biểu đồ 3.7: Tình hình thâm hụt ngân sách giai đoạn 1992 - 1995

Nguồn: Tác giả tự thực hiện

3.2.2 Giai đoạn 1996 – 2000

Nguồn thu NSNN đáp ứng cho cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Bội chi ở mức thấp trung bình 3,87% GDP từ năm 1996 - 2000, nợ công cũng giảm đáng kể do kết quả của cơ cấu lại các khoản nợ công qua câu lạc bộ Paris. Tuy nhiên trong giai đoạn này do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam Á, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, tốc độ tăng đầu tư của Nhà nước giảm, tỷ lệ bội chi ngân sách bình qn là 2,8% GDP. Riêng năm 2000 có mức bội chi cao nhất trong giai đoạn này 4,95%.

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

Bảng 3.7 : Tình hình thâm hụt ngân sách giai đoạn 1996 - 2000 Lãi suất 1996 1997 1998 1999 2000 Thâm hụt ngân sách so

với GDP

-3.0% -4.05% -2.5% -4.98% -4.95%

Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

Biểu đồ 3.8: Tình hình thâm hụt ngân sách giai đoạn 1996 – 2000

Nguồn: Tác giả tự thực hiện

3.2.3 Giai đoạn 2001 – 2005

Thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục, bội chi 154,5 nghìn tỷ đồng, bằng 4,85% GDP và có mức độ ngày càng gia tăng. Thâm hụt ngân sách giai đoạn này cao hơn giai đoạn năm 1996 – 2000 (3,87%). Nhìn chung tốc độ tăng chi ngân sách bình quân giai đoạn này là khá cao.

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

Bảng 3.8 : Tình hình thâm hụt ngân sách giai đoạn 2001 - 2005 Lãi suất 2001 2002 2003 2004 2005 Thâm hụt ngân sách so với

GDP - 4.67% - 4.96% -4.9% - 4.85% - 4.86%

Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

Biểu đồ 3.9: Tình hình thâm hụt ngân sách giai đoạn 2001 – 2005

Nguồn: Tác giả tự thực hiện

3.2.4 Giai đoạn 2006 – 2010

Giai đoạn này thu và chi ngân sách đều tăng mạnh, theo thống kê thì tốc độ tăng thu hàng năm bình quân là 20%, tốc độ tăng chi bình quân là 20,2%. Bội chi ngân sách nhà nước ở mức trên dưới 5% GDP, tăng cao hơn so với các giai đoạn trước. Đây là kết quả của chính sách tài khóa nới lỏng theo đuổi mục tiêu tăng trưởng, đặc biệt là năm 2009 với chính sách kích cầu nhằm hạn chế suy giảm kinh tế từ ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008, đã làm cho bội chi ở mức cao 6,9% GDP.

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

Bảng 3.9 : Tình hình thâm hụt ngân sách giai đoạn 2006 - 2010 Lãi suất 2006 2007 2008 2009 2010 Thâm hụt ngân sách so với

GDP - 4.99% - 5.65% - 4.58% -6.9% -5.6%

Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

Biểu đồ 3.10: Tình hình thâm hụt ngân sách giai đoạn 2006 – 2010

Nguồn: Tác giả tự thực hiện

3.2.5 Giai đoạn 2011 - 2013

Chính phủ nỗ lực trong việc tăng thu ngân sách, giảm bội chi, giảm nợ công. Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ được ban hành nhằm thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa cắt giảm chi tiêu cơng nhằm giảm bội chi và kiềm chế lạm phát. Nhờ đó, tình hình bội chi NSNN đã giảm chỉ còn 4,9% GDP năm 2011 và 4,8% GDP năm 2012.

Tình hình thâm hụt ngân sách năm 2012 và ba quý đầu năm 2013 thì thu Ngân sách Nhà nước lũy kế đến ước đạt 70,1% dự toán, thấp hơn so với cùng kỳ 2 năm trước

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

cũng như so với yêu cầu tiến độ thực hiện dự toán 2013. Thu Ngân sách Nhà nước tiếp tục đạt thấp do thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chỉ đạt 68,5% và 62,5% dự toán do sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn cịn khó khăn, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chịu thuế giảm so cùng kỳ. Bên cạnh đó, nguồn thu từ dầu thơ – nhân tố chính bù đắp hụt thu từ thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chỉ đạt 86,4% dự toán, thấp hơn nhiều so với 103,6% và 116,9% dự toán của cùng kỳ năm 2012 và 2011. Vì vậy, thu Ngân sách Nhà nước trong năm 2013 khó khăn hơn năm 2012, hụt thu khoảng 63.630 tỷ đồng.

Bảng 3.10 : Tình hình thâm hụt ngân sách giai đoạn 2011 - 2013 Lãi suất 2011 2012 2013 Thâm hụt ngân sách so với

GDP

-4.9% -4.0% -4.7%

Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

Biểu đồ 3.11: Tình hình thâm hụt ngân sách giai đoạn 2011 – 2013

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

Biểu đồ 3.12: Tình hình thâm hụt ngân sách giai đoạn 1992 – 2013

Nguồn: Tác giả tự thực hiện

3.3 Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất tại Việt Nam

Như đã trình bày ở trên về lý thuyết của trường phái Tân cổ điển nếu viện trợ thâm hụt ngân sách thông qua vay nợ trong nước sẽ gây áp lực làm tăng lãi suất trong nền kinh tế và khi mặt bằng lãi suất bị đẩy lên, khu vực tư nhân sẽ giảm nhu cầu huy động vốn. Hay nói cách khác sự gia tăng về cầu của chính phủ thơng qua tăng chi tiêu (tăng thâm hụt ngân sách) đã chèn lấn cầu của khu vực tư nhân. Nghiên cứu của hai tác giả Ari Aisen and David Hauner (2007) [4] đã chứng minh rằng thâm hụt ngân sách có tác động cùng chiều với lãi suất. Nghĩa là, thâm hụt ngân sách tăng sẽ dẫn đến lãi suất cũng tăng theo.

Dựa vào các bài nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về sự tác động của thâm hụt ngân sách đối với lãi suất. Chúng ta có thể thấy thâm hụt ngân sách khơng tác động trực tiếp đến lãi suất mà thông qua các kênh truyền dẫn như vay nợ (trong và ngoài nước). Như đã phân tích ở trên để bù đắp thâm hụt ngân sách thì chính phủ

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

phải vay nợ trong nước thông qua phát hành trái phiếu và khi thâm hụt ngân sách ở mức quá cao thì lãi suất cũng sẽ tăng cao. Hiện nay, có những lập luận cho rằng thâm hụt ngân sách kéo dài những năm gần đây là nguyên nhân góp phần đẩy lãi suất thị trường lên. Thực tế với tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài thì việc cạnh tranh về vốn giữa khu vực tư nhân và khu vự nhà nước ở Việt Nam thời gian qua là hồn tồn có thể xảy ra.

Đó là chưa kể đến trong những năm gần đây bên cạnh nguồn vốn huy động để bù đắp thâm hụt ngân sách, Chính phủ cịn thực hiện vay nợ qua phát hành trái phiếu để đầu tư một số cơng trình giao thơng, thủy lợi, y tế, giáo dục…trên phương diện lý thuyết việc mở rộng chi tiêu và đầu tư của chính phủ có thể gây ra hiệu ứng “ thế chỗ’ cho vốn tư nhân hay nói cách khác thay vì sỡ hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, người dân chuyển sang sỡ hữu trái phiếu chính phủ. Điều này ít nhiều gây áp lực đến lãi suất. Tuy nhiên, trên thực tế mức độ tác động của nhu cầu huy động vốn của chính phủ đối với lãi suất trên thị trường đến đâu cũng phải xem xét trên nhiều phương diện.

Diễn biến của biểu đồ 3.13 cho thấy rất khó chỉ ra được mối quan hệ chắc chắn giữa

Một phần của tài liệu Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 1992 - 2013 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)