Thảo luận về kết quả

Một phần của tài liệu Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 1992 - 2013 (Trang 53)

Ở phần trình bày trên, đề tài nghiên cứu đã phân các nhân tố dự kiến sẽ ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa thơng qua mơ hình hồi quy tuyến tính bội mà cụ thể là phương pháp đưa biến Enter. Tuy nhiên, sau khi phân tích ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng phần trong mơ hình, tác giả nhận thấy nhân tố thật sự ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa theo mơ hình hồi quy là lạm phát, thâm hụt ngân sách và GDP.

Với hệ số β1 = 0,253 biến lạm phát (LP) phù hợp với kỳ vọng, cho thấy lạm phát có ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa. Điều này có nghĩa là khi lạm phát tăng thì làm lãi suất danh nghĩa tăng và ngược lại. Khi chính sách tài khóa mở rộng làm tăng THNS, có thể hiểu là Chính phủ thực thi các chính sách nhằm gia tăng chi

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

tiêu…sẽ làm cho tiêu dùng và đầu tư cao hơn ( khu vực công chiếm > 40% ) đã đẩy nền kinh tế vào tình trạng tăng trưởng nóng, tiền tệ mở rộng tổng phương tiện thanh toán M2 tăng ( tiền vẫn tung ra và lãi suất vẫn tăng ) và đương nhiên là lạm phát tăng. Cụ thể là hệ số biến lạm phát (LP) trong mơ hình = 0,253, khi mà tỷ lệ lạm phát tăng (giảm) 1% thì lãi suất sẽ tăng ( giảm) là 25,3%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Tương tự, biến β2 = 1.872, ta nhận thấy dấu của biến (THNS) đúng với kỳ vọng dấu ban đầu, phản ánh tác động đồng biến của THNS (tỷ lệ THNS so với % GDP) đối với lãi suất danh nghĩa. Vì vậy khi thâm hụt ngân sách (THNS) tăng thì lãi suất tăng và ngược lại. Theo lý thuyết kinh tế cơ bản lãi suất tăng về trung hạn có ngun nhân đáng kể từ THNS của chính phủ ( khi tiết kiệm quốc gia = tiết kiệm tư nhân + tiết kiệm công, đúng bằng cán cân ngân sách ) và tổng tiết kiệm trong nước chính là nguồn cung vốn tín dụng cho nền kinh tế. Khi NSNN bị thâm hụt chính phủ phải huy động vốn trên thị trường tiền tệ dẫn đến cầu về vốn tín dụng trên thị trường tăng và đẩy lãi suất tăng lên. Ở Việt Nam trong những năm qua công bố THNS là 5% GDP, tuy nhiên con số này cao hơn nhiều theo tính tốn của ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Nợ công của Việt Nam cũng tăng lên đáng kể năm 2009 là 40% GDP tăng lên 51,3% vào cuối năm 2010. Và cũng thấy rằng lượng phát hành trái phiếu của Việt Nam gần đây tăng, cụ thể thể hiện qua số liệu năm 2009 là 64.000 tỷ đồng lên 66.000 tỷ đồng năm 2010, năm 2011 ước khoảng 40.000 tỷ đồng, năm 2012 là 45.000 tỷ đồng, năm 2013 là 150.000 tỷ đồng. Như vậy tổng hợp cầu về vốn trên thị trường tiền tệ trong nước tăng và cầu tư nhân giảm đi một lượng đúng bằng lượng mà ngân sách đã huy động trên thị trường. Việc huy động vốn trên thị trường tiền tệ vừa qua của NSNN cũng đi liền với thâm hụt NSNN có chiều hướng gia tăng, đầu tư chính phủ mở rộng hơn, trong khi đầu tư của khu vự tư nhân giảm đi đáng kể. Như vậy, tác động của THNS gia tăng chắc chắn đã ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ, đồng thời qua đó làm tăng lãi suất. Nếu nhìn nhận theo cách này, nếu tăng trưởng kinh tế cao và THNS cao kéo dài không những là nguyên nhân của lãi suất cao mà dẫn đến thâm hụt thương mại cao hay cịn gọi là thâm hụt kép.Khi THNS, Chính phủ phải vay nợ để tài trợ THNS này thì việc vay nợ làm tăng thêm cầu về vốn trên thị trường dẫn đến lãi suất tăng lên và dẫn

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

đến hiện tượng chén lấn đầu tư. Theo kết quả mơ hình β2 = 1.872 thì một lượng thay đổi phản ánh sự tác động của THNS đối với lãi suất của VN là 1.872. Nghĩa là nếu THNS ( tỷ lệ THNS so với % GDP ) tăng (hoặc giảm) 1% thì lãi suất của VN tăng (giảm) là 187,2%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Chúng ta, thấy trong ba biến giải thích cho lãi suất thì chỉ có biến THNS là biến có ảnh hưởng lớn nhất đến lãi suất trong mơ hình ước lượng hồi qui.

β3 = 0.637, ta nhận thấy dấu của biến GDP khớp với dấu kỳ vọng phản ánh tác động đồng biến của biến GDP đối với lãi suất (LSDH) của Việt Nam là 63,7% . Nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế GDP tăng (hoặc giảm) 1% thì lãi suất của Việt Nam tăng (giảm) là 63.7% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Mơ hình nghiên cứu ban đầu về sự tác động của thâm hụt ngân sách đối với lãi suất của Việt Nam từ năm 1992-2013 có 4 biến tác động , nhưng kết quả thực nghiệm chỉ cón 3 biến độc lập là phù hợp để ước lượng sự tác động của THNS lên lãi suất của Việt Nam. Kết quả có thể chấp nhận khi độ tin cậy của mơ hình đạt 95%.

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Dựa theo bài nghiên cứu của tác giả Aisen and Hauner (2007) [4], đề tài nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu ở Việt Nam để phân tích sự tác động của THNS đối với lãi suất giai đoạn 1992-2013. Thông qua các biến sau: LS (lãi suất danh nghĩa dài hạn), lạm phát (LP), tỷ lệ THNS so với GDP (%) (THNS), GDP (GDP), tăng trưởng cung tiền ( M2)

Sau khi, thực hiện chạy mô hình hồi qui bằng SPSS bằng phương pháp Enter và kiểm định sự phù hợp với mơ hình, kiểm tra hiện tượng tương quan, đa cộng tuyến và chạy hồi quy để xác định các biến khơng phù hợp thì loại bỏ (biến tăng trưởng cung tiền (M2)). Như vậy, mơ hình giữ lại 3 biến có ý nghĩa giải thích cho lãi suất với độ tin cậy là 95%, gồm các biến sau LP, THNS, GDP.

Từ kết quả hồi qui của mơ hình, tác giả đi đến kết luận là lãi suất có mối quan hệ đồng biến với lạm phát, thâm hụt ngân sách, GDP, các biến này tác động cùng chiều lên lãi suất. Trong đó, nổi bật nhất là sự tác động của THNS lên lãi suất của Việt Nam có hệ số ước lượng trong mơ hình hồi qui đã điều chỉnh là 1,872 (có nghĩa là khi THNS đã tác động dương một cách mạnh mẽ lên lãi suất ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu định lượng này ở VN phù hợp với các nghiên cứu của các nhà kinh tế trên thế giới gần đây về tác động của thâm hụt ngân sách đối với lãi suất, tiếp đến là lạm phát và GDP.

Như vậy, để ước lượng đúng tác động của THNS lên lãi suất ở VN để từ đó đưa ra những chính sách phát triển kinh tế chúng ta cần xác định những biến số phù hợp thông qua việc phân tích kỹ mơi trường kinh tế, đặc điểm cấu trúc tài chính của từng quốc gia thì sự tác động của THNS lên lãi suất thông qua các biến cũng khác nhau.

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu đề ra là:

 Kiểm tra mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất tại Việt Nam trong thời kỳ nghiên cứu (1992 – 2013).

 Sử dụng mơ hình định lượng đánh giá, phân tích tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất của Việt Nam trong thời kỳ nghiên cứu.

 Đưa ra kiến nghị để giảm tác động tiêu cực của thâm hụt ngân sách đến lãi suất của Viêt Nam trong thời gian tới.

Tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng để ước lượng mơ hình hồi quy bội, với việc đưa biến Enter vào mơ hình và thực hiện các kiểm định để kiểm tra sự phù hợp của mơ hình hồi quy, sau đó đưa ra được các biến có tác động đến lãi suất nhằm đạt được các mục tiêu đề ra cho nghiên cứu. Tác giả đã dựa trên mơ hình đã được nghiên cứu của Aisen and Hauner (2007) [4], nghiên cứu trên 60 quốc gia có nền kinh tế tiên tiến và mới nổi và có một số điều chỉnh về biến cho phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam để kiểm định nghiên cứu thực nghiệm cho Việt Nam giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2013 với số liệu thực tế tại nguồn có độ tin cậy cao. Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện ở chương 4 tác giả rút ra các kết luận sau đây:

Một là: Dựa vào kết quả của hồi quy đa biến giữa các biến LP, THNS, GDP,

M2 tác giả đã đưa ra kết luận: thâm hụt ngân sách (THNS) có tác động đến lãi suất danh nghĩa (LS). Như vậy thâm hụt ngân sách trực tiếp tác động đến lãi suất danh nghĩa.

Hai là: Dựa vào kết quả mơ hình hồi quy đa biến theo phương pháp Enter,

tác giả kết luận thâm hụt ngân sách tác động tích cực (+) đến lãi suất danh nghĩa với hệ số hồi quy là 1,872 > 0. Điều này cho biết khi thâm hụt ngân sách (THNS) tăng lên 1% với điều kiện các biến cịn lại trong mơ hình (LP, GDP) khơng đổi thì lãi suất danh nghĩa (LS) tăng lên 1,872%.. Kết luận này phù hợp với quan điểm của trường phái Tân cổ điển, ngồi ra cịn phù hợp với Aisen and Hauner (2007)[4]….

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

Ba là: Dưa vào kết quả mơ hình hồi quy đã được ước lượng thì:

Lạm phát (LP) tác động tích cực đến lãi suất danh nghĩa (LS). Kết quả cho biết lạm phát (LP) tăng 1% với điều kiện các biến cịn lại trong mơ hình (THNS, GDP) khơng đổi thì lãi suất (LS) tăng 0,253%. Ngược lại khi tổng lạm phát (LP) giảm đi 1% với điều kiện các biến cịn lại trong mơ hình (THNS, GDP) khơng đổi thì lãi suất danh nghĩa (LS) sẽ giảm 0,253%.

GDP (GDP) tác động tích cực lãi suất danh nghĩa (LS). Kết quả cho thấy, nếu GDP tăng thêm 1% thì lãi suất danh nghĩa (LS) sẽ tăng thêm 0,637%. Và ngược lại, nếu GDP giảm đi 1 % thì lãi suất danh nghĩa (LS) sẽ giảm đi 0,637%.

Vậy kết quả thực nghiệm mơ hình hồi quy đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu của đề tài nghiên cứu đề ra ban đầu:

- Khẳng định thâm hụt ngân sách có tác động đến lãi suất tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu (1992 -2013).

- Thâm hụt ngân sách tác động tích cực đến lãi suất danh nghĩa với hệ số hồi quy là 1,872 > 0. Điều này cho biết khi thâm hụt ngân sách (THNS) tăng lên 1% với điều kiện các biến cịn lại trong mơ hình (LP, GDP) khơng đổi thì lãi suất danh nghĩa (LS) tăng lên 1,872 %.

5.2 Kiến nghị chính sách

Từ nghiên cứu định lượng với số liệu thực tế tại Việt Nam cho thấy thâm hụt ngân sách tác động tích cực đến lãi suất. Do đó thâm hụt ngân sách càng tăng thì lãi suất càng tăng, điều này phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay. Số liệu thực tế cho thấy thâm hụt ngân sách tại Việt Nam cao và kéo dài làm xói mịn niềm tin đối với năng lực điều hành vĩ mơ của Chính phủ. Thâm hụt ngân sách cao, kéo dài sẽ đe dọa sự ổn định vĩ mơ vì thế làm tăng mức lạm phát kỳ vọng của người dân và của các nhà đầu tư vì họ tin rằng Chính phủ trước sau gì cũng sẽ in thêm tiền để tài trợ thâm hụt ngân sách. Gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ làm tăng nợ quốc gia điều này làm cho tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại.

Để bù vào các khoản thâm hụt ngân sách Chính phủ buộc phải tăng thuế hoặc thông qua vay nợ thông qua phát hành trái phiếu dẫn đến tăng lãi suất. Tăng thuế, tăng lãi suất làm cho các doanh nghiệp phải chịu chi phí lớn hơn làm giảm

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

động lực sản xuất và giảm khả năng cạnh tranh. Đồng thời mức tiêu dùng cũng giảm dẫn đến giảm tổng cầu.

Khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt, Chính phủ phải huy động vốn trên thị trường tiền tệ, dẫn đến cầu về vốn tín dụng của thị trường tăng lên và đẩy lãi suất tăng lên. Trong khi lãi suất tăng lên, khu vực kinh tế tư nhân buộc phải thoái lui và cầu đầu tư của khu vực tư nhân giảm đi.

Tóm lại thâm hụt ngân sách cao, kéo dài sẽ đe dọa sự ổn định vĩ mơ nền kinh tế. Qua đó, tác giả sẽ đưa ra một số kiến nghị để làm giảm các tác động tiêu cực của thâm hụt ngân sách đến lãi suất.

5.2.1 Kiến nghị về cắt giảm chi tiêu công

Thắt chặt chi tiêu công, giảm các khoản chi thường xuyên nhưng phải đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội. Để đảm đảm bảo tính hiệu quả trong điều chỉnh chính sách chi thì phải cắt giảm chi tiêu về lương, giảm quy mô lao động khu vực công. Tuy nhiên đây không phải là khơng thể làm ngay được, bởi phải có kế hoạch trung hạn, dài hạn và chương trình cụ thể.

Cơ cấu lại khoản chi cho hợp lý theo xu hướng đầu tư tương lai như tăng chi cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, giáo dục nhằm kỳ vọng khôi phục được nền kinh tế trong tương lai.

Cắt giảm các khoản chi tiêu công chưa thật cần thiết và kém hiệu quả bằng cách đề ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để cắt bỏ, đình hỗn những cơng trình đầu tư kém hiệu quả hoặc chưa khởi cơng. Tuy nhiên, cần phải có cách đánh giá tồn diện hiệu quả chi tiêu công theo các lĩnh vực khác nhau, không nên cắt giảm đồng loạt các chi tiêu theo một tỷ lệ cố định nào đó, thực hiện rà sốt, đánh giá chuyển vốn từ các cơng trình chưa khởi cơng, khởi cơng chậm, thủ tục chưa hồn thành sang các cơng trình cấp bách, hiệu quả kinh tế cao hoặc hướng tới các lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể tham gia cùng. Có cơ chế quản lý đầu tư công sao cho những dự án kém hiệu quả bị loại bỏ ngay từ đầu. Sau đó, phải đảm bảo các dự án được tiến hành đúng tiến độ và khơng bị thất thốt, lãng phí.

Thành lập một hội đồng thẩm định đầu tư công độc lập để cải thiện cơ chế quản lý đầu tư cơng . Một ngun nhân quan trọng của tình trạng thất thốt, lãng phí

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

trong đầu tư cơng là do q trình ra quyết định đầu tư của chính quyền địa phương và các bộ ngành chủ quản chịu ảnh hưởng của các nhóm lợi ích và do vậy thiếu khách quan. Vì vậy, nhiệm vụ của ủy ban độc lập này là đánh giá, thẩm định một cách toàn diện và khách quan các dự án có quy mơ vượt quá một quy mô đầu tư nhất định nào đó. Kết luận của Hội đồng thẩm định này sau đó được cơng bố rộng rãi. Tương tự như vậy, báo cáo kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước và dự án đầu tư công lớn cũng phải được cơng khai.

Nâng cao vai trị của nguồn lực ngân sách nhà nước trong việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện phân định rõ nội dung và phạm vi ngân sách nhà nước cần bảo đảm. Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, cần lựa chọn các ưu tiên chiến lược để bố trí nguồn lực thực hiện trên cơ sở gắn với các mục tiêu và định hướng chung vế phát triển kinh tế xã hội.

5.2.2 Kiến nghị về tính minh bạch

Vì tiền ngân sách là tiền của dân, nên việc chi tiêu đồng tiền này phải được minh bạch đến từng đồng. Vấn đề này cần được nhận thức sâu sắc hơn. Để giảm thâm hụt ngân sách, Chính phủ cần minh bạch hơn, rạch rịi hơn về chi tiêu cho lĩnh vực công, làm rõ hiệu quả đầu tư, tách bạch hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, ngăn chặn chi tiêu công theo kiểu tự do, tiền cá nhân mình. Việc cơng khai, minh bạch chi tiêu ngân sách sẽ giúp lập dự toán ngân sách hợp lý, loại bỏ được các

Một phần của tài liệu Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 1992 - 2013 (Trang 53)