Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 1992 - 2013 (Trang 41 - 48)

Như đã trình bày ở trên về lý thuyết của trường phái Tân cổ điển nếu viện trợ thâm hụt ngân sách thông qua vay nợ trong nước sẽ gây áp lực làm tăng lãi suất trong nền kinh tế và khi mặt bằng lãi suất bị đẩy lên, khu vực tư nhân sẽ giảm nhu cầu huy động vốn. Hay nói cách khác sự gia tăng về cầu của chính phủ thơng qua tăng chi tiêu (tăng thâm hụt ngân sách) đã chèn lấn cầu của khu vực tư nhân. Nghiên cứu của hai tác giả Ari Aisen and David Hauner (2007) [4] đã chứng minh rằng thâm hụt ngân sách có tác động cùng chiều với lãi suất. Nghĩa là, thâm hụt ngân sách tăng sẽ dẫn đến lãi suất cũng tăng theo.

Dựa vào các bài nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về sự tác động của thâm hụt ngân sách đối với lãi suất. Chúng ta có thể thấy thâm hụt ngân sách khơng tác động trực tiếp đến lãi suất mà thông qua các kênh truyền dẫn như vay nợ (trong và ngồi nước). Như đã phân tích ở trên để bù đắp thâm hụt ngân sách thì chính phủ

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

phải vay nợ trong nước thông qua phát hành trái phiếu và khi thâm hụt ngân sách ở mức quá cao thì lãi suất cũng sẽ tăng cao. Hiện nay, có những lập luận cho rằng thâm hụt ngân sách kéo dài những năm gần đây là nguyên nhân góp phần đẩy lãi suất thị trường lên. Thực tế với tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài thì việc cạnh tranh về vốn giữa khu vực tư nhân và khu vự nhà nước ở Việt Nam thời gian qua là hồn tồn có thể xảy ra.

Đó là chưa kể đến trong những năm gần đây bên cạnh nguồn vốn huy động để bù đắp thâm hụt ngân sách, Chính phủ cịn thực hiện vay nợ qua phát hành trái phiếu để đầu tư một số cơng trình giao thơng, thủy lợi, y tế, giáo dục…trên phương diện lý thuyết việc mở rộng chi tiêu và đầu tư của chính phủ có thể gây ra hiệu ứng “ thế chỗ’ cho vốn tư nhân hay nói cách khác thay vì sỡ hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, người dân chuyển sang sỡ hữu trái phiếu chính phủ. Điều này ít nhiều gây áp lực đến lãi suất. Tuy nhiên, trên thực tế mức độ tác động của nhu cầu huy động vốn của chính phủ đối với lãi suất trên thị trường đến đâu cũng phải xem xét trên nhiều phương diện.

Diễn biến của biểu đồ 3.13 cho thấy rất khó chỉ ra được mối quan hệ chắc chắn giữa thâm hụt ngân sách trên thị trường với lãi suất vì thực tế có những giai đoạn mà hai biến số này diễn biến trái chiều nhau. Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc là việc tăng nhu cầu huy động vốn của chính phủ khơng tác động đến lãi suất của thị trường. Thông thường tác động của việc huy động vốn của Chính phủ đối với lãi suất trong nước phụ thuộc đáng kể vào cách thức và phương thức huy động vốn cũng như chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước trong từng giai đoan cụ thể.

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

Biểu đồ 3.13: Thâm hụt ngân sách và lãi suất ở Việt Nam 1992 -2013

0 5 10 15 20 25 1 9 9 2 1 9 9 3 1 9 9 4 1 9 9 5 1 9 9 6 1 9 9 7 1 9 9 8 1 9 9 9 2 0 0 0 2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 Lãi suất Thâm hụt ngân sách

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này tác giả trình bày sơ lược về thực trạng lãi suất, thực trạng thâm hụt ngân sách và nêu sơ bộ mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất tại Việt Nam từ năm 1992 đến 2013.

Thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam mang tính chất thường xuyên và cũng là một tất yếu của quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực trạng mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách lãi suất tại Việt Nam qua các năm thì chúng ta thấy chúng có mối liên hệ với nhau. Thơng qua số liệu chúng ta thấy ở giai đoạn 1992 – 1997 thâm hụt ngân sách và lãi suất tăng so với giai đoạn 1998 – 2005 và thấp hơn giai đoạn 2005 – 2008 nhưng lại cao hơn giai đoạn 2010 – 2013.

Vậy thực sự tại Việt Nam thâm hụt ngân sách có tác động đến lãi suất và ngược lại không ? Và nếu thâm hụt ngân sách nhà nước có tác động đến lãi suất thì tác động tích cực hay tiêu cực? Chính vì vậy để giải quyết chuẩn xác các vấn đề trên tác giả đã sửng dụng phương pháp đo lường định lượng và các kiểm định thống kê ở chương 4 của nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Mơ tả dữ liệu

Mơ hình sử dụng chuỗi dữ liệu thứ cấp gồm chuỗi dữ liệu thời gian theo năm trong giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2013, như vậy có số lượng quan sát n = 22. Nguồn dữ liệu được thu thập từ dữ liệu của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) với các biến đo lường như sau: lãi suất (LS) là lãi suất danh nghĩa cho vay bình qn năm, có đơn vị tính là %; thâm hụt ngân sách (THNS) là hiệu số của tổng thu và tổng chi so với GDP (%); lạm phát (LP) là chỉ giá tiêu dùng bình quân năm (%); tăng trưởng GDP (GDP) là GDP thực (%); tăng trưởng cung tiền (M2) là tăng trưởng cung tiền so với GDP (%). Các biến để chạy mơ hình hồi quy như sau:

Bảng 4.1: Giải thích các biến trong mơ hình hồi quy.

Biến Đo lường Đơn vị

tính

LS Lãi suất danh nghĩa cho vay bình quân năm %

LP Chỉ số giá tiêu dùng %

THNS Tổng thu – tổng chi, sơ với GDP %

GDP GDP thực %

M2 Tăng trưởng cung tiền so với GDP %

Nguồn tác giả tự thực hiện

4.2. Phương pháp thống kê

Mơ hình chuỗi thời gian (time series) là một chuỗi các điểm dữ liệu, được đo theo từng khoảng khắc thời gian liền nhau theo một tần suất thời gian thống nhất. Những dữ liệu quan sát liên tục cho một hiện tượng trong một khoảng thời gian sẽ tạo nên một chuỗi thời gian. Mơ hình chuỗi thời gian có thể giải thích giá trị hiện tại và trong tương lai bằng cách phân tích các số liệu quá khứ và hiện tại của chính biến số đó. Để mơ hình cho kết quả đáng tin cậy thì tác giả đã khảo sát số liệu theo nguồn ổn định. Trong nghiên cứu này, để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất trong mơ hình thực nghiệm tác giả thực hiện trình tự nghiên cứu như sau:

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

4.2.1. Mơ hình kiểm định

Mơ hình hồi quy thực nghiệm như sau:

LS = β0 + β1LP + β2THNS + β3GDP + β4M2 + u

Trong mơ hình nghiên cứu này tác giả đã sử dụng các biến nghiên cứu:

 LS = lãi suất danh nghĩa bình quân năm.

 LP = chỉ số giá tiêu dùng.

 THNS = thâm hụt ngân sách so với GDP.

 GDP = GDP thực.

 M2 = tăng trưởng cung tiền so với GDP

 u = Giới hạn sai số ngẫu nhiên.

 β0, β1, β2, β3, β4 là các hệ số hồi quy tương ứng

4.2.2. Xử lý số liệu

Sau khi dữ liệu của các biến trong mơ hình được thu thập và tính tốn, tác giả tiến hành nhập liệu vào phần mềm SPSS 20.0. Việc xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 20.0 bao gồm ba bước cơ bản: mã hóa, nhập liệu, hiệu chỉnh. Các biến như lãi suất, lạm phát, thâm hụt ngân sách, tăng trưởng GDP, tăng trưởng cung tiền là những dữ liệu định lượng dưới dạng số nên khơng cần mã hóa. Sau bước mã hóa sẽ chuyển sang bước nhập liệu. Đầu tiên, tác giả nhập liệu vào phần mềm excel 2007 trên khuôn thiết kế sẵn để tránh tình trạng sai sót trong nhập liệu. Trong q trình nhập liệu cần tuân thủ theo nguyên tắc từ trái sang phải, nghĩa là nhập dữ liệu dồn hết bên trái; sau đó sao chép dữ liệu qua cửa sổ Data View của phần mềm SPSS 20.0. Sang bước hiệu chỉnh, dữ liệu kiểm tra bằng cách so sánh hai tập hợp dữ liệu được nhập độc lập với nhau. Kiểm tra bằng cách nhập hai lần đảm bảo mức độ chính xác lên đến 98,8% cho tất cả các lần gõ phím (Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)[2]. Sau quá trình nhập liệu, tác giả tiến hành chạy các lệnh thống kê đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu ở chương một. Kết quả của quá trình xử lý dữ liệu được trình bày ở các phần tiếp theo.

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

Dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được, đề tài này nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất trong giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2013 với các biến trong mơ hình như: lãi suất, lạm phát, thâm hụt ngân sách, tăng trưởng GDP, tăng trưởng cung tiền được thu thập theo chuỗi thời gian trên. Bảng biểu 4.2 là các số liệu thống kê mơ tả tính được trên mẫu nghiên cứu

Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mơ hình Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình

Số quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Lãi suất danh nghĩa 22 8.48 22.40 13.9332 4.01174

Lạm phát 22 0.2 19.89 8.3064 5.80560

Thâm hụt ngân sách 22 1.55 6.90 4.4536 1.19132

GDP 22 3.50 9.50 7.0350 1.67789

Tăng trưởng cung tiền 22 10.6 122.8 36.806 27.3955 Số quan sát hợp lệ 22

Nguồn: Tác giả tự thực hiện

Từ bảng tính trên cho thấy kết quả thống kê các biến như sau:

Biến lãi suất danh nghĩa (LS) có giá trị nằm trong khoảng lớn nhất là 22.4% và thấp nhất là 8.48%, trong khi LS trung bình giữa các năm là 13.93% trong khi đó độ lệch chuẩn của LS là 4.011% là ở mức khá cao.

Biến lạm phát (LP) có giá trị nằm trong khoảng lớn nhất là 19.89% và thấp nhất là 0.2%, rõ ràng ta thấy chênh lệch giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của biến LP là khá xa, trong khi LP trung bình giữa các năm là 8.3% và cách xa giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của LP là 5.80% là ở mức khá cao.

Biến thâm hụt ngân sách (THNS) có giá trị nằm trong khoảng lớn nhất là – 6.9% và thấp nhất là 1.55%, THNS trung bình giữa các năm là 4.45% và độ lệch chuẩn của THNS là 1.19% là ở mức khá cao. Điều này cho thấy chênh lệch giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất là khá xa và càng cách xa gía trị thâm hụt ngân sách trung bình

Biến tăng trưởng cung tiền (M2) có giá trị nằm trong khoảng lớn nhất là 122.8% và thấp nhất là 10.6%, rõ ràng ta thấy chênh lệch giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của biến M2 là khá xa, trong khi M2 trung bình giữa các năm là 36.8% và cách xa giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của LP là 27.39% là ở mức khá cao.

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tác động của thâm hụt ngân sách đến lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 1992 - 2013 (Trang 41 - 48)