Phân tích nhân tố EFA

Một phần của tài liệu Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Giảng Dạy Môn Toán Khối Lớp 8 Của GV Bậc THCS Tỉnh Hưng Yên (Trang 52 - 55)

- Khía cạnh cuối cùng: khả năng quản lý của người GV ở trong và ngoà

2.3.3. Phân tích nhân tố EFA

Các thang đo về đặc điểm GV tiếp tục được phân tích nhân tố nhằm đánh giá độ tin cậy cấu trúc và tóm tắt dữ liệu phục vụ cho phân tích hồi quy sau này.

Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố EFA với phép quay Varimax để tiến hành phân tích các biến quan sát về các đặc điểm của trường. Kết quả cụ thể như sau: (xem thêm chi tiết tại phụ lục số 6).

Hệ số KMO là 0.888 (Hệ số KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố EFA là thích hợp). Kiểm định Bartlett để xem xét giả thuyết Ho: Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể và ở đây, giá trị Sig = 0.000< 0.05 nên giả thuyết Ho trong phân tích này “độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể” sẽ bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp (theo Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)).

Phương sai trích (>50%), điều này có nghĩa các nhân tố giải thích được bao nhiêu phần trăm biến thiên của các biến quan sát (theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)).

Các con số trong bảng Rotated Component Matrix thể hiện các trọng số nhân tố hay hệ số tải nhân tố (factor loading) của mỗi biến quan sát. Để phân tích nhân tố EFA được xem là quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn thì chỉ giữ lại các biến quan sát có trọng số nhân tố > 0,5 (theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)). Đối chiếu với bảng Rotated Component Matrix cho thấy các biến quan sát đều có trọng số nhân tố cao.

Xem phụ lục số 7

Dưới đây là các nhân tố có được sau khi tiến hành phân tích nhân tố EFA:

Bảng 2.3. Mơ tả các nhân tố sau khi phân tích EFA Nhân tố quan sát Số biến Tên các biến quan sát Đặt tên nhân tố

FC1 3 GV3, GV5, GV 4 Tinh thần làm việc của GV trong trường

FC2 2 GV2, GV1 Lòng yêu nghề của GV FC3 4 HS2, HS3, HS5, HS8 Kỷ luật học tập của HS FC4 4 HS4, HS7, HS6, HS1 Quan hệ của HS và GV

FC5 4 QL1, QL2, QL6, QL3 Hiệu quả của công tác quản lý của hiệu trưởng

FC6 2 QL5, QL4 Hiệu trưởng GV giải quyết các khó khăn trong cơng tác giảng dạy FC7 2 CM1, CM2 Sự cộng tác của cha mẹ HS với

nhà trường

Tóm lại, qua phân tích hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA cho thấy các thang đo được xây dựng có độ tin cậy tốt, thuộc về một cấu trúc theo mục đích nghiên cứu.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đã tiến hành xây dựng quy trình nghiên cứu, khái quát một số phương pháp nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm phiếu khảo sát trên mẫu đại diện bằng phần mềm SPSS. Thu thập thông tin trên mẫu nghiên cứu để đánh giá độ hiệu lực của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA. Kết quả cho thấy phiếu khảo sát có độ tin cậy khá cao, các câu hỏi đều khá rõ nghĩa và dễ hiểu đối với khách thể nghiên cứu và là một liên kết logic, đo đúng các nội dung mà phiếu được thiết kế để đo. Đây là công cụ để tác giả thu thập thơng tin, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thuộc cấp độ cá nhân GV và ảnh hưởng của các yếu tố thuộc cấp độ nhà trường đến chất lượng giảng dạy ở chương tiếp theo.

Chương 3

Một phần của tài liệu Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Giảng Dạy Môn Toán Khối Lớp 8 Của GV Bậc THCS Tỉnh Hưng Yên (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)