- Khía cạnh cuối cùng: khả năng quản lý của người GV ở trong và ngoà
1.4. Các yếu tố tác động đến chất lượng giảng dạy
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy là một trong những vấn đề được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm ở phương Tây. Từ những năm nửa đầu của thế kỷ 20 và cho đến nay, một số nhà nghiên cứu phương Tây đã có những cơng trình tập trung nghiên cứu về vấn đề này.
Tác giả Hammond (2001) bằng nghiên cứu định tính và định lượng cho thấy trình độ chun mơn của GV có ảnh hưởng mạnh đến chất lượng giảng dạy
của GV. Nó là nền tảng, yếu tố tiên quyết quyết định chất lượng giảng dạy của người GV.
Cùng tác giả Hammond chỉ ra rằng kiến thức môn học của GV là cơ sở nền tảng, tiền đề quan trọng nhưng để tạo ra chất lượng giảng dạy tốt nó phải được kết hợp với kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm.
Trần Tú Anh (2008) trong “Nghiên cứu đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy tại Học viện báo chí và tuyên truyên” cho rằng chất lượng giảng dạy cao hay thấp của một giáo viên phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản dưới đây:
- Mục tiêu giảng dạy của môn học hoặc nhà trường; - Trình độ ban đầu của SV;
- Môi trường, điều kiện và phương tiện giảng dạy; - Nội dung giảng dạy;
- Phương pháp giảng dạy; - Kiến thức chuyên môn của GV; - Qui trình quản lí hoạt động giảng dạy; - Lòng yêu nghề (nhiệt huyết nghề nghiệp).
Phạm Thị Bích (2011) trong nghiên cứu “Tác động của các yếu tố đặc điểm các nhân của người học đến việc đánh giá chất lương giảng dạy của giảng viên” đã phát hiện thấy một số yếu tố đặc điểm cá nhân của người học có tác động đến kết quả đánh giá giảng viên như: giới tính, hệ đào tạo, năm học, điểm trung bình chung học kỳ.
Tác giả Lê Thị Thuỷ (2005) trong đề tài “Nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý nhân sự trong nhà trường Trung học cơ sở công lập ở Thành phố Hà Nội” đã nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý nhân sự trong nhà trường phổ thông ở bậc Trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận, các văn bản, chính sách, tiêu chí có liên quan và nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý nhân sự trong nhà trường Trung học cơ sở công lập ở thành phố Hà Nội. Từ kết quả của nghiên cứu cho thấy tình trạng
vừa thừa vừa thiếu của đội ngũ GV trong các trường THCS hiện nay, việc GV phải dạy nhiều môn, chéo môn cơ cấu đội ngũ GV không hợp lý, GV hợp đồng nhiều, việc lập kế hoạch, xét duyệt và giao biên chế GV hằng năm chưa chú trọng đến cơ cấu vì những bất cập trong việc phân cấp quản lý hiện nay… cho thấy công tác quản lý, công tác tổ chức cán bộ có ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng giảng dạy của GV.
Trong các văn bản pháp quy như chương trình khung đào tạo khối nghành sư phạm bắt buộc có học phần rèn nghiệp vụ sư phạm (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009), “Quy chế 36 về thực hành thực tập sư phạm” của Bộ GD & ĐT cho thấy trình độ nghiệp vụ sư phạm đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định chất lượng giảng dạy.
Trong các văn bản quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phổ thơng ở trong và ngồi nước đều đề cập chung đến năng lực dạy học của người GV như chuẩn nghề nghiệp GV trung học của Việt nam, chuẩn đánh giá chất lượng phổ thông ở Thái Lan (Nguyễn Hữu Châu, 2008) đều cho thấy chất lượng giáo viên thể hiện ở các điểm chính:
Phẩm chất đạo đức; Lịng nhiệt huyết với nghề;
Trình độ chun mơn;
Trình độ nghiệp vụ.
Các chương trình đánh giá quốc gia kết quả học tập học sinh của Việt Nam (Đánh giá lớp 5 lần 1 năm học 2000 - 2001, lần 2 năm học 2006 - 2007, lần 3 năm học 2010 - 2011; Đánh giá lớp 9 năm học 2009…), ngoài việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, các chương trình này nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến giáo viên (qua phiếu hỏi dành cho giáo viên, hiệu trưởng) đến kết quả học tập của học sinh. Các kết quả đều ghi nhận các yếu tố sau liên quan đến giáo viên có tác động đến kết quả học tập của học sinh:
Là giáo viên dạy giỏi;
Số giờ dạy học sử dụng công nghệ thông tin; Kinh nghiệm dạy học;
Phương pháp dạy học;
Năng lực sư phạm của giáo viên, ... (Theo báo cáo quốc gia kết quả
học tập học sinh lớp 9 năm 2009)
Các nghiên cứu ở trong và ngoài nước đều cho thấy trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, thái độ nghề nghiệp là những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng GV. Các yếu tố khác như: Chất lượng nhà trường thể hiện ở năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, cơ sở vật chất của nhà trường, mục tiêu giảng dạy của nhà trường,…cũng là những yếu tố có tác động đến chất lượng giảng dạy của GV. Tuy nhiên, những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy trình bày ở trên chỉ mang tính chất gợi mở, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo viên.
Kết luận chương 1
Như vậy, qua nghiên cứu, thu thập tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, luận văn đã chọn lọc và trình bày được những cơ sở lý luận quan trọng một cách cơ đọng và súc tích.
Cũng dựa trên kết quả của việc nghiên cứu lý thuyết trên trong chương tiếp theo tác giả sẽ tiến hành xây dựng thang đo; Đánh giá và phân tích các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của GV, đặc điểm cá nhân GV giảng dạy Toán 8 và đặc điểm trường THCS tại tỉnh Hưng Yên; Xây dựng mối quan hệ giữa đặc điểm cá nhân GV giảng dạy Toán 8 và đặc điểm trường THCS với chất lượng giảng dạy của GV Toán 8; Đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của GV Toán 8 tại tỉnh Hưng Yên.
Chương 2