Đối với nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp TNTM tiến việt giai đoạn 2012 2015 (Trang 67 - 71)

Tăng cường cơng tác xã hội hóa để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cầu đường.

Tăng cường đào tạo ngắn hạn, dài hạn, huấn luyện kỹ năng chuyên sâu cho đội ngũ lãnh đạo và cán bộ, nhân viên doanh nghiệp; từng bước hiện đại hóa các khâu bán hàng, thanh tốn, nghiệp vụ kho hàng….

Vì đa số các doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sức cạnh tranh về tài chính khơng cao. Do đó, nhà nước cần u cầu các ngân hàng có những ưu đãi trong vay vốn kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tránh tình trang phá sản vì tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.

Hồn thiện mơi trường pháp lý và ban hành các cơ chế, chính sách thuận lợi, nhằm thu hút cơng nghệ tiên tiến và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng tin học vào công tác quản lý, hoạt động kinh doanh.

Xây dựng và phát triển mạng thông tin công cộng nhằm cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ như thông tin về giá cả thị trường, cung cầu hàng hóa, thông tin về cơ chế chính sách, khoa học cơng nghệ, nguồn nhân lực…

Khuyến khích các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ quy mô lớn mua, sáp nhập với với doanh nghiệp bán lẻ nhỏ để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại đủ sức cạnh tranh trên thị trường, giảm chi phí, tạo kênh phân phối và nguồn hàng ổn định. Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.

Đẩy mạnh kiểm tra, kiểm sốt thị trường, tăng cường cơng tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng

bán buôn, bán lẻ, các đại lý, cửa hàng…bảo đảm hàng hóa lưu thơng thơng suốt và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng đã đăng ký và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; ngăn chặn tình trạng đầu cơ, nâng giá, gian lận làm lũng đoạn thị trường.

Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối của các cơ sở bán lẻ bằng cách mở rộng các điểm bán hàng, tổ chức các hội chợ - giới thiệu hàng hóa, các chương trình khuyến mãi và thưởng cho khách hàng; khuyến khích các cá nhân, tổ chức tiến hành các đợt bán hàng lưu động, đưa hàng về phục vụ các cụm dân cư tập trung và các địa bàn vùng sâu, vùng xa nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

Thực hiện mơ hình các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ liên kết và hợp tác với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để hình thành cơ chế tín dụng khuyến khích tiêu dùng cá nhân dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tổ chức các buổi họp mặt, hội thảo để các nhà sản xuất, nhà cung ứng hàng hóa và các nhà phân phối bán lẻ thỏa thuận, thống nhất với nhau cùng chia sẻ lợi ích, phân bổ hài hịa chuỗi giá trị hàng hóa từ sản xuất đến cửa hàng bán lẻ, điều chỉnh lại giá bán phù hợp góp phần kích thích nhu cầu mua sắm và tiêu dùng.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp vào cùng một lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất khơng thể bán (hoặc khó có thể bán) trực tiếp sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng cuối cùng, mà họ phải sử dụng đến các trung gian phân phối. Thông qua các trung gian, hàng hoá được phân phối đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất, trên phạm vi rộng lớn, thoả mãn tốt hơn mục tiêu của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng. Qua quá trình thực tập tại doanh nghiệp TNTM Tiến Việt với những kinh nghiệm quý báu từ những người đi trước và thực tế hoạt động tại một doanh nghiệp cụ thể, đã giúp tôi tổng hợp được những kiến thức đã học để từ đó đề ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng.

Là một nhà bán buôn của hệ thống kênh phân phối Masan, Tiến Việt đã mua khối lượng lớn hàng hoá từ nhà sản xuất, để bán với khối lượng nhỏ hơn cho người bán lẻ. Theo báo cáo từ phòng kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp TNTM Tiến Việt ln đạt lợi nhuận, hồn thành tốt các kế hoạch, nộp ngân sách đúng thời hạn quy định, doanh thu luôn đạt ở mức tương đối cao. Khả năng thanh toán kịp thời và sức sinh lời trên vốn chủ sở hữu khá cao là nội lực mạnh mẽ giúp doanh nghiệp có khả năng xoay chuyển nguồn vốn, mở rộng quy mơ, đa dạng hóa sản phẩm phân phối. Đồng thời tạo dựng sự an tâm đối với nhà sản xuất và là nhà phân phối đáng tin cậy của các cửa hàng, địa điểm bán lẻ trên địa bàn quận 2 và quận 9. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng còn rất nhiều tồn tại, nguy cơ tiềm ẩn buộc doanh nghiệp phải luôn đề phòng, cảnh giác trước những biến động bất thường của nền kinh tế đang trong giai đoạn lạm phát và sức mua tiêu dùng của người dân ngày càng giảm. Cần lưu ý đến các vấn đề về chi phí lưu thơng, số lượng hàng tồn kho, hệ thống phân phối lẻ và số lượng khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu thêm nhu cầu của khách hàng về một một số mặt hàng tiêu dùng khác

như sữa, nước giải khát…để đa dạng hoá sản phẩm phân phối.

Có thể nói trên thị trường hiện nay, sự cạnh tranh dần dần không phải xảy ra giữa các doanh nghiệp độc lập mà xảy ra giữa hệ thống kênh phân phối hồn chỉnh có trương trình trung tâm để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất và có ảnh hưởng đến người mua lớn nhất. Những giải pháp, kiến nghị được nêu ra trong bài báo cáo có thể phần nào giúp doanh nghiệp duy trì hiệu quả hoạt động, hoàn thành những mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, đây cũng là một số giải pháp, hướng đi giúp các doanh nghiệp trong cùng ngành vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực trạng kinh doanh tại doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp TNTM tiến việt giai đoạn 2012 2015 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)