CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN HÀNG XUẤT
HÀNG XUẤT KHẨU
Thông báo L/C 20USD 20USD 20USD
Thanh toán bộ chứng từ 0.075% Min 10-Max 150 0.2% Min 10-Max 150 0.065% trị giá báo có Min 10-Max 150 HÀNG NHẬP KHẨU Mở L/C 0.1% Min 10-Max 300 0.1% Min 20-Max 300 0.1% Min 20- Max 300 ký quỹ 100%-20USD Tu chỉnh L/C Giống như VCBĐN Tu chỉnh tăng tiền 0.1% *trị giá tăng tu chỉnh khác USD 10 Giống như VCBĐN Thanh toán L/C 0.2% Min 20-Max 400 0.2% Min 20-Max 400 0.2% Min 20-Max 400 Điện phí SWIFT Giống như
VCBĐN
Trong nước 5USD ngoài nước
mở L/C 20USD Điện khác 5USD
Giống như VCBĐN
( Nguồn: Tập hợp biểu phí đang được áp dụng tại các ngân hàng )
Qua bảng biểu phí trên ta thấy các ngân hàng cạnh tranh nhau rất quyết liệt, hầu như biểu phí các dịch vụ thanh toán hàng xuất khẩu đều ngang nhau.Do đó, để giữ vững uy tín cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh, ngân hàng cũng cần áp dụng mức phí linh hoạt hơn mới có thể thu hút được nhiều khách hàng lớn đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đối với khách hàng truyền thống thường xuyên giao dịch với chi nhánh với giá trị cao thì chi nhánh không nên áp dụng biểu phí một cách cứng nhắc, có thể giảm phí thanh toán cho bộ chứng từ có giá trị lớn, giảm phí thông báo cho khách hàng quen thuộc, thực hiện chiết khấu có truy đòi với lãi suất chiết khấu ưu đãi…
Trong lĩnh vực Marketing ngân hàng thì việc tìm hiểu và nghiên cứu thị trường có một ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, khả năng đáp ứng được những nhu cầu này của bản thân chi nhánh cũng như đối thủ cạnh tranh như thế nào để vạch ra phương hướng hoạt động marketing một cách có hiệu quả, góp phần đem lại kết quả tốt đẹp hơn cho chi nhánh trong tương lai.Công tác Marketing phải được thâm nhập vào tất cả các bộ phận, tất cả các nhân viên, đặc biệt là các nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng. Tất cả cùng hợp sức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về ngân hàng.Chi nhánh thành lập riêng phòng chức năng Marketing trong cơ cấu tổ chức quản trị, định hướng hoạt động Marketing một cách nghiêm túc, với đội ngũ nhân sự có chuyên môn, kinh nghiệm nhạy bén về lĩnh vực Marketing ngân hàng.
► Mở rộng quan hệđại lý và các quan hệ khác với các ngân hàng:
+ Thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng thông qua việc hổ trợ cung cấp những sản phẩm dịch vụ thuộc thế mạnh của chi nhánh mình cho ngân hàng đối tác khi nhận được yêu cầu hổ trợ.
+Bằng cách tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện hiện đại tiến hành thỏa thuận và ký kết để thực hiện trao đổi giao dịch hay làm chức năng đại lý lẫn nhau.
+Khi thực hiện quan hệ đại lý cần phải chú ý xem xét chọn lọc các nhân tố như:
-Ngân hàng đại lý phải là ngân hàng có quy mô hoạt động mạnh, có uy tín lớn trên thương trường quốc tế.
-Thị trường nơi muốn đặt ngân hàng quan hệ đại lý phải có tiềm năng phát triển kinh tế trong hiện tại và trong tương lai và phải có một lượng khách hàng thường xuyên trong mua bán quốc tế.
-Mở rộng hệ thống đại lý và quan hệ với các ngân hàng khác có uy tín và mạnh trên thế giới không những nâng cao được thương hiệu cũng như uy tín càng cao hơn nữa qua đó cũng tạo ra được nhiều cơ hội để thu hút nguồn ngoại tệ về chi nhánh, làm cân bằng kim ngạch xuất nhập khẩu.
► Một số kết quả đạt được từ việc đẩy mạnh các hoạt động hổ trợ cho thanh toán bằng phương thức L/C:
-Thiết lập được mối quan hệ với các ngân hàng khác, mở rộng quan hệ đại lý -Thu hút được ngày càng nhiều khách hàng lớn đến giao dịch tại chi nhánh -Tăng nguồn thu chi cho chi nhánh
+Về phía doanh nghiệp:
-Tận dụng được các ưu đãi của chi nhánh -Mở rộng sản xuất kinh doanh