Những tồn tại và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng (Trang 62 - 65)

AGRIBANK BIÊN HÒA

3.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân:

Số lượng khách hàng đến với chi nhánh ngày càng một đông hơn nhưng trên thực tế thì chỉ có một số ít khách hàng hiểu rõ. Mọi hướng dẫn đều do thanh toán viên thực hiện một cách vắt tắt. Hầu hết các hướng dẫn đều được thực hiện thông qua điện thoại do đó thường không cụ thể và rõ ràng vì không có chứng từ đi kèm theo. Kết quả là khách hàng không hiểu vấn đề gây lẫn lộn, làm sai hướng dẫn, phải làm lại. Hơn nữa,việc tư vấn các khách hàng khiến các thanh toán viên không tập trung thanh toán công việc hàng ngày, không giải quyết công việc kịp thời cho khách hàng . Điều này khiến cho sai sót dễ nảy sinh tạo nên lãng phí lớn về thời gian và chi phí đối với cả khách hàng lẫn chi nhánh.

*Các hoạt động hổ trợ cho phương thức thanh toán L/C xuất còn ít:

So với tổng kim ngạch nhập khẩu thì tổng kim ngạch xuất khẩu tại chi hánh vẫn không được cân bằng, nguồn ngoại tệ thanh toán cho hàng nhập khẩu luôn cao hơn lượng ngoại tệ thu được từ hàng xuất khẩu, thêm vào đó là tình trạng các doanh nghiệp với tâm lý lo sợ không có đủ USD thanh toán tiền hàng nhập khẩu nên thường dự trữ USD phòng trường hợp cần tới, gây ra tình trạng khan hiếm nguồn ngoại tệ thanh toán.

Ngoài ra, hoạt động của chi nhánh phải đối mặt với rất nhiều các ngân hàng thương mại lớn khác đã rất có uy tín trong lĩnh vực thanh toán quốc tế đang hoạt động trên cùng địa bàn tỉnh…nơi tập trung hầu hết các khách hàng là các doanh nghiệp lớn. Mặt khác, các doanh nghiệp này đã có những mối quan hệ giao dịch thường xuyên với ngân hàng ngoại thương, ICB Đồng Nai,….Vì vậy việc thu hút loại khách này đến giao dịch với chi nhánh là một việc khá khó khăn.

*Trình độ của thanh toán viên không đồng đều nhau:

Trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong việc nhìn nhận chứng từ có thể phân biệt được chứng từ là giả hay chứng từ thật của các thanh toán viên không đồng đều nhau làm giảm tính chính xác trong đánh giá trình phù hợp của chứng từ.

Quy trình thanh toán hàng xuất khẩu phải trải qua nhiều khâu kiểm tra làm cho tốc độ thanh toán bị chậm đi. Đây là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm của quy trình.Tuy nhiên khả năng cập nhật những kiến thức mới về phương thức thanh toán,

phương tiện thông tin kỹ thuật mới …của các thanh toán viên không đồng đều nhau, cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tiến trình thanh toán, làm tốc độ thanh toán hàng xuất nhập khẩu chậm đi, làm lợi thế cạnh tranh của chi nhánh bị giảm.

*Rủi ro lớn nhất của chi nhánh hiện nay là không cạnh tranh lại những ngân hàng có chung hệ thống nhưng khác chi nhánh, vì ngân hàng mới được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 năm 2008 vì vậy mà bề dày thành tích không nhiều trong khi nhân sự còn quá mỏng, việc quản lý rủi ro cũng chưa có kinh nghiệm nên khi đoàn thanh tra của trung ương về kiểm tra thấy rủi ro của chi nhánh còn quá cao ,nợ xấu tăng nhanh . *Ngoài ra, chi nhánh còn phải đối mặt với những khó khăn về khả năng cạnh tranh do các ngân hàng khác trên cùng địa bàn phát triển mạnh mẽ cũng như các biện pháp quảng cáo thương hiệu cũng thật sự đánh vào tâm lý của khách hàng vì vậy mà các ngân hàng khác đã thu hút được nhiều khách hàng lớn.

Bên cạnh đó những điều cấp bách hiện nay của dịch vụ thanh toán quốc tế là thanh toán qua hệ thống SWIFT nhưng mạng lại bị treo liên tục làm tốn rất nhiều thời gian khi giao dịch tại ngân hàng đồng thời thương hiệu của Agribank đã quá gắn liền với những người nông dân vì vậy hầu như mọi người chỉ biết đến dịch vụ tín dụng của chi nhánh do đó việc thêm vào dịch vụ mới cần có thời gian để phát triển.

Tóm lại:

Những lợi ích mà ngân hàng mang lại cho khách hàng như : các giao dịch sẽ được thực hiện dễ dàng ,nhanh chóng nhờ mạng lưới rộng khắp với trên 2000 chi nhánh trong nước và 1000 ngân hàng đại lý trên khắp thế giới .Thủ tục đơn giản ,mức phí hợp lý,tiền gửi trên tài khoản được hưởng lãi với mức lãi suất cực kỳ hấp dẫn.

Những hạn chế của chi nhánh: nhân sự còn mỏng, chưa có bề dày thành tích, thương hiệu quá mạnh về tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng còn kém, thị phần của các ngân hàng khác quá lớn. Cơ sở vật chất chưa được hiện đại, các phòng ban còn quá ít chưa có phòng makerting riêng biệt.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại ngân hàng (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)