Xác lập mức trọng yếu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại TPHCM luận văn thạc sĩ (Trang 89 - 93)

- Nâng cao chương trình đào tạo KTV

Bảng 3-5 Xác lập mức trọng yếu

Khi thực hiện mẫu này KTV phải thực hiện các bước công việc sau:

Bước 1: Xác định tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu từ các tiêu chí đã được gợi ý từ A đến R.

Việc xác định tiêu chí phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của đại bộ phận đối tượng sử dụng thông tin tài chính (nhà đầu tư, ngân hàng, công chúng, cơ quan nhà nước...). Ngồi ra, việc xác định tiêu chí cịn ảnh hưởng bởi các yếu tố như:

- Các yếu tố của BCTC (ví dụ: tài sản, các khoản nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí) và các thước đo hoạt động theo các quy định chung về lập và trình bày BCTC (ví dụ: tình hình tài chính, kết quả hoạt động, dịng tiền);

- Các khoản mục trên BCTC mà người sử dụng có xu hướng quan tâm;

- Đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm ngành nghề của đơn vị được kiểm toán; - Cơ cấu vốn chủ sở hữu của đơn vị được kiểm toán và cách thức đơn vị huy động vốn; - Khả năng thay đổi tương đối của tiêu chí đã được xác định: Thơng thường KTV nên lựa chọn những tiêu chí mang tính tương đối ổn định qua các năm.

Giá trị tiêu chí thường dựa trên số liệu trước kiểm toán phù hợp với kỳ/năm mà cơng ty kiểm tốn phải đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc soát xét. Trong trường hợp kiểm toán giữa kỳ để phục vụ cho kiểm toán cuối năm, KTV có thể sử dụng số liệu ước tính tốt nhất cho cả năm dựa trên dự toán và số liệu thực tế đến giữa kỳ kiểm toán.

Bước 2: Xác định mức trọng yếu tổng thể (I) thông qua việc lựa chọn tiêu chí, tỷ lệ % và giải thích lý do lựa chọn vào trong ô tương ứng

KTV phải sử dụng xét đốn chun mơn khi xác định tiêu chí và tỷ lệ % áp dụng cho tiêu chí đã lựa chọn. Việc xác định tiêu chí và tỷ lệ % phụ thuộc vào đánh giá về rủi ro

có sai sót trọng yếu của KTV và sẽ ảnh hưởng đến khối lượng công việc kiểm toán được thực hiện mà cụ thể số mẫu cần phải kiểm tra. Trong trường hợp đơn vị bị lỗ thì khơng lựa chọn tiêu chí G hoặc H.

Trong những trường hợp cụ thể của đơn vị được kiểm tốn, nếu có một hoặc một số nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hoặc thơng tin thuyết minh (nếu xét riêng lẻ) có sai sót với mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC nhưng có thể ảnh hưởng (nếu xét tổng thể) đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC, thì KTV phải xác định mức trọng yếu hoặc các mức trọng yếu áp dụng cho từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh.

Bước 3: Xác định mức trọng yếu thực hiện (J).

Mức trọng yếu thực hiện là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do KTV xác định nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót khơng được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC.

Mức trọng yếu thực hiện thông thường nằm trong khoảng từ 50% - 80% so với mức trọng yếu tổng thể đã xác định ở trên. Việc chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc kiểm toán cụ thê là tùy thuộc vào xét đốn chun mơn của KTV và chính sách của từng cơng ty, tuy nhiên khi áp dụng tỷ lệ nào cũng cần được giải thích lý do tại sao KTV lại chọn như vậy. Mức trọng yếu thực hiện sẽ quyết định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần phải thực hiện.

Mức trọng yếu thực hiện cũng áp dụng cho một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh để giảm thiểu khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót khơng được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh.

Bướ c 4 : Xác định Ngưỡng sai sót khơng đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua(K)

Mức tối đa là 4% của mức trọng yếu thực hiện. Đây là ngưỡng để tập hợp các chênh lệch do kiểm toán phát hiện, được tập hợp vào Các bút toán điều chỉnh và phân loại lại (nếu

khách hàng đồng ý điều chỉnh) hoặc Các bút tốn khơng điều chỉnh (nếu khách hàng không đồng ý điều chỉnh) để làm căn cứ cho KTV trong việc đưa ra kết luận kiểm tốn. Các chênh lệch nhỏ hơn ngưỡng sai sót này khơng cần phải tập hợp lại.

Bước 5: Xem xét mức trọng yếu của năm trước. Nếu có mức trọng yếu có biến động lớn so với năm trước (thấp hơn đáng kể), KTV cần cân nhắc xem mức trọng yếu năm nay có hợp lý khơng so với tình hình hoạt động kinh doanh năm nay của doanh nghiệp. Khi xác định mức trọng yếu của năm nay, KTV phải so sánh với mức trọng yếu của năm trước. Nếu có sự thay đổi đáng kể giữa các năm (quá thấp so với năm trước), KTV phải cân nhắc ảnh hưởng của sai sót đối với số dư đầu năm. Ví dụ, khi doanh thu và lợi nhuận giảm đáng kể so với năm trước, mức trọng yếu được xác định ở mức độ cao (giá trị thấp). Rủi ro có thể tồn tại ở số dư đầu năm khi cuộc kiểm toán năm trước được tiến hành với mức trọng yếu thấp hơn. Để giảm rủi ro có sai sót trọng yếu có thể có trong số dư đầu năm, KTV phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng về các số dư tài sản và công nợ đầu năm.

Bước 6: Đánh giá lại mức trọng yếu (L và M). Khi kết thúc quá trình kiểm tốn, nếu tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu biến động quá lớn thì KTV phải xác định lại mức trọng yếu, giải thích lý do và cân nhắc xem có cần thực hiện bổ sung thêm thủ tục kiểm tốn hay khơng.

Có 3 cách sửa đổi mức trọng yếu:

- Cập nhật lại giá trị của tiêu chí xác định mức trọng yếu (benchmark); - Sửa đổi tiêu chí xác định mức trọng yếu;

- Sửa đổi tỷ lệ % tính mức trọng yếu.

Trường hợp KTV nhận thấy cần phải xác định lại mức trọng yếu và mức trọng yếu xác định lại cao hơn so với mức trọng yếu kế hoạch, nghĩa là phạm vi và khối lượng các thủ tục kiểm toán cần thực hiện sẽ lớn hơn so với thiết kế ban đầu. Trường hợp này KTV cần đánh giá lại sự phù hợp của các cơng việc kiểm tốn đã thực hiện để đánh giá liệu có cần thiết phải thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập các bằng chứng kiểm

tốn đầy đủ và thích hợp hay khơng. Chẳng hạn:

- Giảm mức độ rủi ro kiểm soát bằng cách mở rộng hoặc thực hiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng minh cho việc giảm rủi ro kiểm soát; hoặc

- Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạm vi của những thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến.

7. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán được tổng hợp và thông báo cho các thành viên trong nhóm kiểm tốn bao gồm 6 bước cơng việc ở trên và biểu thời gian được phân bổ rõ ràng cho các bước công việc.

8. Lập bảng kiểm tra q trình lập kế hoạch kiểm tốn

Bảng này được sử dụng để đảm bảo tất cả các nội dung trong Kế hoạch kiểm toán đã được thực hiện và rà soát để đảm bảo tuân thủ đúng các yêu cầu của VSA 300. Người lập là Trưởng nhóm kiểm tốn, người sốt xét là KTV phụ trách/Lãnh đạo phịng, người phê duyệt là Thành viên Ban tổng giám đốc phụ trách cuộc kiểm tốn. Bảng kiểm tra này có thể được thiết kế như sau:

Nội dung chi tiết Có/Khơng

1. Tính độc lập

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kiểm toán

Các điều khoản của hợp đồng kiểm tốn Xem xét mơi trường kinh doanh

Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng và kiểm sốt nội bộ

Thủ tục phân tích Đánh giá rủi ro

3. Chiến lược kiểm toán

Mức trọng yếu

Các rủi ro kiểm tốn chính và phương pháp đối với các rủi ro này

Kiểm tra chi tiết chứng từ hoặc kiểm tra việc tuân thủ Kỹ thuật chọn mẫu

Thuế

4. Quản trị

Phân cơng cơng việc trong nhóm kiểm tốn Kế hoạch làm việc

Các vấn đề khác

5. Kế hoạch thời gian

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại TPHCM luận văn thạc sĩ (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w