Xây dựng mục tiêu và chiến lược kinh doanh rõ ràng

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại TPHCM luận văn thạc sĩ (Trang 51)

10 người

trở xuống 20 tỷ đồngtrở xuống người đếntừ trên 10 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và

dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng

trở xuống người đếntừ trên 10 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người

Bảng 2- 2: Quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa của chính phủ

2.3.2. Vai trị của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong tiến trình cải cách và phát triển kinh tế ở Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy là những doanh nghiệp nhỏ về vốn, lao động hay doanh thu, song cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng và quy mô hoạt động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã khẳng định được vai trị quan trọng của mình trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng, thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, giúp cải thiện mức sống của người dân, góp phần rất lớn vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo. Cụ thể như: Giai đoạn 2000 - 2010, có khoảng 5,6 triệu việc làm mới được tạo ra bởi các doanh nghiệp tư nhân (trong đó phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ), 1,5 triệu việc làm được tạo ra từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nước cắt giảm khoảng 300.000 lao động. Năm 2011, lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt hơn 500.000, chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký xấp xỉ 121 tỷ USD (chiếm trên 30% tổng số vốn các doanh nghiệp), hàng năm đóng góp hơn 40% cho GDP (nếu tính cả đóng góp của hợp tác xã, trang trại và các hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp tới 60% GDP). Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực trong tổng vốn đầu tư xã hội tăng dần từ 38% năm 2005 lên hơn 40% năm 2008, sau đó giảm cịn 31% năm 2009, tương đương khoảng 708,5 tỷ đồng. Năm 2011, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng góp 33% sản lượng cơng nghiệp, 30% giá trị xuất khẩu cho đất nước4….Có thể nói, vai trị của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế là không thể phủ nhận và được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Có khả năng huy động mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Các

doanh nghiệp vừa và nhỏ mang tính tư hữu cao, chủ yếu do các cá nhân có vốn tự đầu tư hoặc góp vốn cùng nhau kinh doanh ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào với quy mơ tùy ý nên có khả năng huy động các nguồn vốn tiết kiệm từ người thân, bạn bè,... cho hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, việc phát triển trải rộng trên cả

4 Thị trường tài chính số 5/2012, Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thêm những giải pháp mang tính khả thi cao

nước nên có thể tận dụng mọi nguồn lực lao động ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ, kể cả các lao động phổ thơng, mọi nguồn ngun liệu... góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng giá trị xuất khẩu và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định xã hội:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tạo ra cơng ăn, việc làm cho số lượng lớn người lao động. Rõ ràng đây là một nhân tố quan trọng đối với người chưa có việc làm ở các khu đô thị hoặc những người sống ở các vùng nơng thơn đang tìm kiếm việc làm. Thêm vào đó, đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ không địi hỏi nhân cơng có trình độ chun mơn cao mà tận dụng nguồn nhân lực tại địa phương với chi phí lao động thấp. Điều này cũng là một lợi thế và cũng là nhược điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, nó cũng góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong dân cư, đặc biệt là lao động thiếu kỹ thuật.

- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Mơi trường kinh doanh thực sự mang

tính cạnh tranh cao diễn ra không chỉ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà các doanh nghiệp lớn cũng phải chịu sức ép phải nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã làm tăng tính mềm dẻo, linh hoạt cho các doanh nghiệp khác, buộc các doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Với tính tự chủ cao, họ sẵn sàng chấp nhận tự do cạnh tranh và tìm cách khai thác mọi cơ hội để phát triển. Nền kinh tế hoạt động năng động và hiệu quả hơn.

- Làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn và là tiền đề hình thành các doanh nghiệp lớn: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bổ trợ cho các ngành cơng nghiệp

lớn với tư cách là người cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, cung cấp dịch vụ, hoặc là trung gian tiêu thụ sản phẩm đầu ra, hay cũng có thể với tư cách là người gia công một vài công đoạn sản phẩm của doanh nghiệp lớn... Mặt khác, quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là q trình tích tụ vốn, tìm kiếm, mở rộng thị

trường để phát triển thành các doanh nghiệp lớn.

2.3.3. Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tồn cầu hóa, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO (vào ngày 07/01/2007). Quá trình hội nhập ngày càng toàn diện vào kinh tế thế giới, việc này đã tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều thuận lợi, nhưng khơng ít khó khăn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với các thành phần kinh tế khác trong cả nước đã phải đối mặt với mn vàn khó khăn, thách thức mà chủ yếu là các vấn đề thiếu vốn đầu tư kinh doanh, các thủ tục hành chính, tình trạng kinh tế, thiếu sự hỗ trợ của chính phủ. Bên cạnh đó, các yếu tố như: trình độ cơng nghệ thấp, trang thiết bị lạc hậu, chất lượng hàng thấp, khó tiêu thụ sản phẩm,…làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó thâm nhập vào thị phần của các doanh nghiệp có quy mơ lớn.

Với lịch sử phát triển kinh tế thị trường và hội nhập còn quá ngắn, lại phải trải qua khó khăn của giai đoạn khủng hoảng nên doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất nhiều hạn chế cả về năng lực quản lý, công nghệ sản xuất cũng như kinh nghiệm kinh doanh. Khơng chỉ những khó khăn về nguồn lực (con người, tài chính, cơng nghệ), các doanh nghiệp vừa và nhỏ cịn gặp rất nhiều khó khăn khác, thách thức khác, như trình độ quản lý và phát triển kinh doanh; khả năng tiếp thị và tiếp cận thị trường phân phối; vấn đề phát triển thương hiệu và nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ… Quy mơ sản xuất nhỏ lẻ tạo những bất lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình cạnh tranh về giá cả với các sản phẩm, hàng hóa sản xuất hàng loạt quy mơ lớn của các doanh nghiệp lớn hoặc nhập ngoại.

Do đó, có thể thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có những ưu điểm và khuyết điểm như sau:

2.3.3.1. Ưu điểm

- Dễ dàng khởi sự, bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ và năng động, nhạy bén với thay đổi của thị trường. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý, dễ quyết định. Đồng thời do tính

chất linh hoạt cũng như quy mơ của nó, doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng phát hiện những thay đổi trong nhu cầu của thị trường, nhanh chóng chuyển đổi hướng kinh doanh, phát huy tính năng động, nhạy bén trong việc lựa chọn thay đổi mặt hàng.

- Sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế mới, lĩnh vực có rủi ro cao. Các doanh

nghiệp này có mức vốn đầu tư nhỏ, sử dụng ít lao động nên có tính mạo hiểm cao. Đồng thời do tính chất nhỏ bé về quy mơ nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn có dây chuyền sản xuất hàng loạt nên để tồn tại họ phải dựa vào những cuộc kinh doanh mạo hiểm.

- Đa dạng về loại hình sở hữu. Doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại ở mọi loại hình

khác nhau như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn.

2.3.3.2. Khuyết điểm

- Hạn chế về vốn và khả năng huy động vốn. Nguồn vốn hoạt động của các doanh

nghiệp vừa và nhỏ có thể được trơng đợi từ nhiều con đường khác nhau như từ nguồn tự có, từ người thân, bạn bè, vay từ các tổ chức tín dụng hay từ thị trường chứng khốn… Tuy nhiên, thơng thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ mạnh, đủ uy tín và niềm tin để có thể được vay vốn ở các ngân hàng thương mại và huy động trên thị trường chứng khốn. Vì thế, các doanh nghiệp chỉ có thể huy động vốn từ người thân hoặc từ các thị trường phi chính thức để đáp ứng nhu cầu của mình.

- Quy mô lao động nhỏ. Như đã được thể hiện ở Bảng 2-2, doanh nghiệp vừa và

nhỏ là những doanh nghiệp có quy mơ khá khiêm tốn về lao động, về sản lượng và về ảnh hưởng thị trường…

- Trình độ cơng nghệ lạc hậu. Trình độ cơng nghệ lạc hậu so với mức trung bình

của thế giới, hơn nữa tốc độ đổi mới lại quá chậm. Hạn chế về năng lực cán bộ, công tác nghiên cứu trong doanh nghiệp, nghiên cứu để ứng dụng trong sản xuất - kinh doanh. Do đó, làm hạn chế khả năng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, hạn chế năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, làm giảm năng lực cạnh tranh của loại hình

doanh nghiệp này.

- Khả năng tiếp cận thị trường kém. Do đặc tính “nhỏ” của mình, do yếu tố “kinh

nghiệm” ăn sâu vào tâm khảm, do thói quen kinh doanh theo “cảm nhận” nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như chưa nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt nhu cầu thị trường, nhu cầu khách hàng.

- Trình độ quản lý chưa cao. Bộ máy quản lý thường gọn, nhẹ. Chức năng quản

trị khơng được chun mơn hóa hoặc phân cơng rơ ràng, sự phân quyền rất hạn chế, quyền hạn quản trị tập trung gần như tuyệt đối vào chủ doanh nghiệp.

- Dễ gặp rủi ro kinh doanh. Vì theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, các

doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ thành lập và cũng nhanh có nguy cơ bị phá sản sau một thời gian hoạt động rất ngắn

- Chất lượng nguồn nhân lực không cao. Lao động trong các doanh nghiệp vừa và

nhỏ có trình độ thấp, ít được đào tạo, nhân viên khơng ổn định, thường hay thay đổi, năng suất và hiệu quả làm việc chưa cao.

- Khả năng xung đột giữa lợi ích tư nhân và lợi ích xã hội. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hình thành bằng nguồn vốn tự có, vì thế mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp bao giờ cũng vì lợi ích của chính họ. Đây là tình huống xảy ra khi hoạt động của doanh nghiệp chỉ đạt được bằng con đường làm tổn hại đến lợi ích của các doanh nghiệp khác, của xã hội. Những xung đột như thế rất hay xảy ra bởi vì lợi ích trước mắt của doanh nghiệp khơng phải bao giờ cũng trùng với lợi ích lâu dài của xã hội.

2.4. Tổng quan thị trường kiểm toán Việt Nam

Việt Nam đã đạt được bước tiến dài trên con đường gia nhập WTO. Cùng với đó là niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam cũng tăng lên đáng kể, chúng ta sẽ có cơ hội được tiếp nhận nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư từ các cơng ty, tập đồn danh tiếng trên thế giới. Nhưng đi liền theo đó là sức ép về cạnh tranh giữa các công ty trong nước sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Lúc này, kế toán – kiểm

tốn trở thành một cơng cụ quản lý đắc lực và hữu hiệu mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Việc địi hỏi những thơng tin tài chính minh bạch, những số liệu kế toán “sạch” để thu hút niềm tin nơi nhà đầu tư sẽ mở ra một thị trường rộng lớn cho các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kế tốn – kiểm tốn. Để có thể phát triển thị trường này một cách hiệu quả, cần có những định hướng tích cực cho tất cả các nhân tố tham gia thị trường.

Hơn 21 năm qua là một chặng đường không dài nhưng đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc của ngành kiểm tốn độc lập cịn non trẻ của Việt Nam.Với số lượng 155 cơng ty kiểm tốn đang hoạt động trong lĩnh vực này tính đến tháng 2/2013, quả thực chưa bao giờ hoạt động kiểm tốn độc lập lại sơi động như hiện nay. Số lượng các công ty hoạt động trong ngành tăng lên nhanh chóng cùng với các dịch vụ cung cấp ngày càng đa dạng và chuyên nghiệp cho thấy hoạt động kiểm toán độc lập là một nhu cầu rất thiết thực của nền kinh tế, nhất là khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

2.4.1. Số lượng, cơ cấu và loại hình cơng ty kiểm tốn

Qua thực tiễn hoạt động, các cơng ty kiểm tốn độc lập Việt Nam đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường dịch vụ kiểm toán và tư vấn trong nước. Tuy nhiên, việc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi cao hơn đối với năng lực cạnh tranh của các cơng ty kiểm tốn độc lập Việt Nam. Theo đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh có ý nghĩa sống cịn, giúp các cơng ty kiểm tốn Việt Nam có thể tồn tại và phát triển ngay trên thị trường kiểm toán trong nước và từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Thị trường kiểm toán Việt Nam ngày nay cạnh tranh rất gay gắt do số lượng cơng ty kiểm tốn được thành lập ngày càng nhiều bên cạnh sự có mặt của 4 cơng ty kiểm tốn hàng đầu ở Việt Nam cũng là một áp lực khơng nhỏ cho các cơng ty kiểm tốn trong nước, nhất là những cơng ty kiểm tốn có quy mơ vừa và nhỏ. Theo số liệu thống kê của VACPA năm 2012 cho thấy các cơng ty

kiểm tốn đã có những chuyển biến tích cực về số lượng, cơ cấu và loại hình cơng ty. Trong năm 2012, cả nước đã có 05 cơng ty kiểm tốn mới thành lập theo hình thức cơng ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên. Đáp ứng nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng của doanh nghiệp, bên cạnh việc các cơng ty kiểm tốn mới được thành lập, xu hướng sáp nhập giữa các cơng ty kiểm tốn đã trở nên phổ biến trong các năm gần đây. Đã có 8 cơng ty kết hợp với nhau trong năm 2010, 2 công ty kết hợp năm 2011 và năm 2012. Việc sáp nhập của các công ty nhỏ với nhau là cần thiết vì phải có một quy mơ nhất định mới đảm bảo chất lượng. Các cơng ty kiểm tốn nhỏ cần chấp nhận nhau, hợp tác với nhau, hỗ trợ nhau để cùng phát triển… Với mong muốn nâng cao năng lực hoạt động của công ty đạt chuẩn khu vực và quốc tế và tăng tính cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ, từ năm 2010 đến 2012 đã có 6 cơng ty gia nhập các hãng kiểm toán quốc tế. Như vậy, đến ngày 20/3/2012 ngồi 4 cơng ty kiểm tốn có 100% vốn đầu tư nước ngoài là thành viên hãng PwC, KPMG, E&Y, Grant Thornton, cả nước đã có 12 Cơng ty kiểm tốn là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế, 11 công ty là thành viên Hiệp hội và 01 công ty là Hãng đại diện liên lạc. Sự thay đổi về cơ cấu các công ty là hãng thành viên Quốc tế cho thấy xu thế hội nhập kinh tế thế giới trong tiến trình tồn cầu hóa của ngành kiểm tốn đang có chuyển biến mạnh mẽ.

2.4.2. Cơ cấu khách hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại TPHCM luận văn thạc sĩ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w