Vấn đề huy động và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam 1 Tình hình huy động và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA nhật bản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 30)

2.1.1. Tình hình huy động và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam

Việt Nam có sức hấp dẫn đối với ODA cho phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1992. Nguồn vốn ODA vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng không phải luôn tăng. Năm 1997 và 1998, vốn ODA cam kết giảm sút là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á. Trong suốt thời kỳ 1993-2007, Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng trong thu hút và sử dụng ODA. Tổng cộng đã có 37 tỷ USD được các nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam, chiếm khoảng 2% tổng ODA toàn thế giới. Trong số vốn cam kết, 22.6 tỷ USD đã được ký kết. Bình quân mỗi năm Việt Nam thu hút được 2.5 tỷ USD vốn ODA.

Biểu đồ 2.1: ODA cam kết và giải ngân giai đoạn 1993 - 2007 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 T U S D

ODA cam kết ODA giải ngân

Nguồn: MPI

Vốn ODA giải ngân tăng hơn 4 lần trong thời gian từ 1993 đến 2007. Hầu hết sự gia tăng dài hạn của nguồn vốn giải ngân là ở vốn vay hơn là vốn khơng hồn lại. Khoảng 49% nguồn vốn vay có lãi suất thấp hơn 1%/ năm,

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp

thời gian trả nợ ít nhất là 30 năm, trong đó 10 năm ân hạn. Một phần ba nguồn vốn vay có lãi suất hàng năm từ 1% đến 2.5% (thống kê từ MPI, 2007). Bên cạnh đó, phần lớn khoản vay ODA được xem xét trong điều kiện hạn chế khả năng trả nợ bên ngoài của Việt Nam. Tổng nợ quy đổi của Việt Nam khoảng 37% GDP năm 2007 (thống kê từ MPI, 2007). Điều này chứng tỏ khơng có dấu hiệu nguy hiểm của khủng hoảng nợ ở Việt Nam.

ODA chủ yếu tập trung cho các dự án đầu tư, chiếm 41%, trong đó, một lượng vốn tương đối được dành cho các dự án hỗ trợ kỹ thuật, chiếm 23% và phi hỗ trợ kỹ thuật, chiếm 20%. Chỉ có 13% nguồn vốn giải ngân FY 2005 là cho các chương trình viện trợ ngân sách và trợ giúp cán cân thanh toán.

Biểu đồ 2.2: ODA giải ngân theo loại hình FY 2005

13%

20%

41%23% 23%

3% Viện trợ ngân sách và

trợ giúp cán cân thanh toán Vốn đầu tƣ phi hỗ trợ kỹ thuật Trợ giúp dự án đầu tƣ Vốn đầu tƣ có hỗ trợ kỹ thuật Khác Nguồn: MPI

Vốn ODA được phân bổ theo sự ưu tiên mà Chính phủ đặt ra cho các ngành kinh tế. Giao thông vận tải, truyền thông, năng lượng và cơng nghiệp, là những lĩnh vực có dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, chiếm tỷ lệ lớn nhất 42%. Tiếp theo là nông nghiệp và phát triển nông thôn chiếm 21%. ODA phân bổ

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp

cho giáo dục, đào tạo, y tế, môi trường và công nghệ thấp hơn, chiếm tỉ lệ 12%. Các lĩnh vực khác chiếm khoảng 18% tổng số vốn ODA giải ngân.

Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng vốn ODA giai đoạn 2001 – 2005

Đơn vị: Triệu USD Ngành, lĩnh vực

Hiệp định ODA ký kết 2001 - 2005

ODA giải ngân 2001 - 2005 Tổng % Tổng % 1. Nông nghiệp và phát triển nông

thôn 1.818 16% 1.641 21% 2. Năng lượng và công nghiệp 1.802 16% 1.375 17% 3. Giao thông vận tải, truyền thơng,

cấp thốt nước và phát triển đô thị

3.801 34% 2.559 32%

- Giao thông vận tải và truyền thông 2.753 25% 2.040 25% - Cấp thốt nước và phát triển đơ thị 1.048 9% 519 7% 4. Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường,

công nghệ và các ngành khác 3.785 34% 2.332 30% - Y tế, giáo dục đào tạo 1.171 11% 554 7% - Môi trường, công nghệ 351 3% 361 5% - Các ngành khác 2.263 20% 1.417 18%

Tổng số 11.206 100% 7.907 100%

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp

Biểu đồ 2.3: ODA cam kết theo lĩnh vực (trung bình giai đoạn 2000 - 2007)

16% 16% 16% 25% 9% 11% 3%

20% Phát triển nơng nghệp nông thôn Công nghiệp và năng lƣợng Giao thông và truyền thông Phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Giáo dục và Y tế

Phát triển công nghệ và môi trƣờng

Khác

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp

ODA đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2001-2007, ODA đã bổ sung khoảng 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 18% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nhờ nguồn vốn ODA, sự phát triển đạt được trên nhiều mặt nền kinh tế như giảm nghèo đói, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao tiến bộ công nghệ, kinh nghiệm quản lý lập kế hoạch tiên tiến và cải thiện năng lực thể chế.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút được rất nhiều ODA từ các tổ chức quốc tế cũng như các đối tác song phương. Nguyên nhân là do: (i) Chế độ chính trị ổn định và sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nước được cộng đồng viện trợ đặc biệt quan tâm; (ii) Việt Nam hưởng lợi nhờ đạt được kết quả ấn tượng về tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo nhanh đúng vào thời điểm các nhà tài trợ có chính sách ODA tập trung nhiều vào lĩnh vực giảm đói nghèo và sẵn sàng viện trợ cho các quốc gia sử dụng tốt nguồn vốn này; (iii) Tiến trình hội nhập sâu và chủ động vào nền kinh tế thế giới và khu vực, sự năng động nhạy bén của nền kinh tế, tiến trình cải cách hành chính theo hướng nhanh gọn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, mong muốn của Chính phủ Việt Nam tiếp tục gắn bó với các nhà tài trợ đã khiến cho họ càng nhiệt tình với Việt Nam hơn.

Đối với các nhà tài trợ, nguồn vốn viện trợ ODA được coi là hiệu quả nếu nó được chuyển cho nước tiếp nhận và trực tiếp hay gián tiếp tạo ra các điều kiện cho phát triển. Đối với nước tiếp nhận viên trợ, ODA được xem như nguồn lực thực sự nếu nó được kết hợp hiệu quả với các nguồn lực trong nước khác để đạt được các mục tiêu quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Do đó, có thể khẳng định rằng nguồn vốn ODA ở Việt Nam đã trở thành một nguồn vốn thực sự và có hiệu quả trong tiến trình đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong thu hút và sử dụng vốn ODA, còn tồn tại nhiều vấn đề mà Việt Nam cần phải giải quyết để sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả hơn trong tương lai.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA nhật bản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)