Xu hƣớng ODA của nhật Bản cho Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA nhật bản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 69)

- Bộ KH&ĐT Bộ Ngoại giao Bộ Tài chính NHNN

b. Nguyên nhân

2.4. Xu hƣớng ODA của nhật Bản cho Việt Nam trong thời gian tớ

Vì các lý do suy thối của bản thân nền kinh tế Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản đã cắt giảm 10% ngân quỹ dành cho ODA trong năm 1998 và năm 1999 nhưng thực tế, ODA Nhật Bản cho Việt Nam vẫn tăng năm sau cao hơn năm trước cả về lượng và chất, góp phần hỗ trợ tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt nam trong thời kỳ đổi mới đất nước.

Trong thế kỷ XXI, Nhật Bản vẫn tiếp tục tuân thủ cơ sở triết lý và các nguyên tắc cơ bản trong Hiến chương ODA 1992 của mình. Về mặt cơ sở triết lý, Hiến chương nhấn mạnh đến khía cạnh nhân đạo, lưu ý rằng "nhiều người dân vẫn đang phải chịu cảnh đói nghèo ở các nước đang phát triển là những nước

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp

bỏ qua yếu tố này”. Hiến chương cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự phụ thuộc lẫn nhau, cho rằng sự ổn định và tiếp tục phát triển của các nước đang phát triển là không thể thiếu được cho hồ bình và thịnh vượng của tồn thế giới. Hiến chương tiếp tục nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc bảo vệ mơi trường, cho rằng Nhật Bản có nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo sự phồn vinh của cộng đồng quốc tế.

Dựa trên những quan điểm trên, Hiến chương coi trọng việc hỗ trợ cho chính những nỗ lực của các nước đang phát triển nhằm hướng tới phát triển kinh tế. Do đó, Nhật Bản sẽ dành ODA để giúp đảm bảo phân bổ công bằng và hiệu quả các nguồn lực và giúp quản lý tốt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, bằng cách bồi dưỡng nguồn nhân lực, cải thiện hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người, đồng thời khuyến khích phát triển kinh tế lành mạnh. ODA của Nhật bản sẽ tập trung ưu tiên cho các lĩnh vực "phát triển lấy con người làm trọng tâm". Khái niệm "phát triển lấy con người làm trọng tâm" có nghĩa là coi việc cải thiện điều kiện sống của con người làm mục đích của sự phát triển. ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam cũng sẽ chú trọng tới những mục tiêu đặc biệt của chiến lược phát triển mà DAC đã đặt ra là:

- Giảm 1/2 số người sống ở mức quá nghèo khổ vào năm 2015.

- Giảm 2/3 tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2015.

- Giảm 3/4 tỷ lệ tử vong của sản phụ vào năm 2015.

- Tạo khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho tất cả các cá nhân thuộc mọi độ tuổi chậm nhất vào năm 2015.

- Bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường hiện đang ngày càng bị cạn kiệt dần.

Tính đến hết năm 2007, tổng viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam đã lên đến 1351.585 tỷ Yên (xấp xỉ 12.4 tỷ USD). Theo thoả thuận bằng văn bản giữa các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, thời gian tới, ODA của Nhật Bản vẫn sẽ tập trung vào các lĩnh vực nhằm điều kiện xã hội và chất lượng cuộc sống, xây dựng năng lực thể chế và các ưu tiên quốc gia như đã chỉ ra từ 3 trụ cột về viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam:

- Thúc đẩy tăng trưởng: Cải thiện môi trường đầu tư, ưu tiên viện trợ cho thực hiện các kế hoạch FDI, hoàn thiện các nhân tố cho tổ chức thực hiện, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh, bn bán và đề suất về chính sách các ngành.

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp

- Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như khu vực tư nhân: Ưu tiên viện trợ cho việc hoạch định chính sách, hướng dẫn thực hiện, cải tiến công nghệ

FY 2008, Nhật Bản tiếp tục cấp ODA cho việc thực hiên 3 dự án lớn: Dự án Phát triển khu cơng nghệ cao Hịa Lạc; dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam, dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam.

Hộp 2.1: Ba dự án lớn đƣợc Nhật Bản tiếp tục cấp ODA thực hiện FY 2008

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA nhật bản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)