Cơ cấu tổ chức và năng lực cán bộ trong công tác quản lý và thực hiện ODA còn yếu, chưa đáp ứng được những yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả ODA, tiêu biểu là sự thất thoát và tham nhũng ở dự án PMU18 và những dự án lớn trong lĩnh vực dầu khí, thể hiện sự hạn chế trong quản lý và theo dõi ODA. Năm 2003, CIEM và JICA đã tiến hành điều tra và phần lớn những người tham gia quá trình thực hiện ODA đều nhận xét rằng các thủ tục thẩm định, chấp nhận các dự án mới của phía Việt Nam còn phức tạp và cơ bản chưa hài hồ với quy trình, thủ tục của các nhà tài trợ. Thách thức còn lại là đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm trong quản lý và thực hiện các chương trình và dự án ODA từ phía Việt Nam.
Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp
2.1.2.4. Phân cấp
Ở Việt Nam, việc phân cấp trong quản lý và sử dụng ODA đã được thực hiện và đã thu được những kết quả quan trọng như mở rộng thêm đối tượng hưởng thụ, nâng cao sự tự chủ cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên, việc phân cấp ODA vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới quản lý nguồn lực cơng. Chính sách phân cấp trong quản lý, sử dụng ODA chưa có sự thống nhất từ trung ương tới địa phương. Sự hạn chế về năng lực đội ngũ cán bộ ở cấp địa phương trong chuyên môn và ngoại ngữ cũng làm hạn chế việc phân cấp, sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Sự phối hợp kém hiệu quả giữa chính quyền trung ương với địa phương, giữa địa phương và các nhà tài trợ dẫn tới chậm trễ trong thiết kế và thực hiện dự án. Điều này cũng dễ dẫn đến việc sử dụng ODA lãng phí và ít hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, cần đầu tư nhiều hơn vào củng cố năng lực cho việc quản lý và điều hành ở cấp địa phương.
2.1.2.5. Trả nợ
Ở Việt Nam, chúng ta vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức về nguồn lực và khả năng trả nợ, việc huy động ODA mới chỉ tập trung vào việc thu hút càng nhiều ODA với các điều kiện dễ dàng. Thế hệ tương lai có thể sẽ gặp khó khăn do phải đối mặt với những khoản nợ lớn mà trong hiện tại đang sử dụng. Tổng nợ của Việt nam hiện nay khoảng hơn 22 tỷ USD và chiếm khoảng 37% GDP (MPI 2007). Theo khuyến cáo của IMF, mức nợ an toàn là 40% GDP, như vậy khả năng vay nợ của Việt Nam cịn khơng nhiều. Do vậy, Việt Nam cần quan tâm đến nguồn trả nợ và vấn đề hiệu quả sử dụng ODA là rất quan trọng cho việc trả nợ ODA.
Bảng 2.3: Tổng các khoản nợ của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2007 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng nợ
(Tỷ USD) 11.8 11.9 11.8 13.3 16.7 18.9 22.2 26.0 % GDP 39.0 37.4 34.0 34.1 36.8 35.8 36.6 37.2 Nguồn: MPI