Tháng 10/1991, Hiệp định hồ bình Pa-ri được ký kết, đem lại hồ bình cho Cam-pu-chia. Cùng thời gian này Nhật Bản đã cung cấp các khoản cho vay ODA cho Việt nam và quan hệ giữa 2 nước đã tiến lên một bước hợp tác mới hướng tới tương lai. Cùng với các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước, quan hệ Nhật - Việt ngày càng trở nên tốt đẹp hơn không chỉ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, mà cịn cả trong các lĩnh vực an ninh, văn hóa... Hơn hết, Nhật Bản thấy rằng sự ổn định và phát triển kinh tế của Việt Nam rất cần thiết cho hồ bình và ổn định khơng chỉ ở trên bán đảo Đơng Dương mà cịn trên tồn khu vực Đông Á.
Kể từ năm 1986, với chính sách Đổi mới, Việt Nam đã có những bước tiến lớn và đang chuyển dần theo hướng nền kinh tế thị trường. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và năm 1998 trở thành thành viên của APEC, cuối năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO. Điều đó chứng tỏ Việt Nam tích cực thúc đẩy và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản.
Ngày 6/11/1992, Nhật Bản chính thức tuyên bố nối lại hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam. Từ đó, quan hệ hai nước đạt được những bước tiến quan trọng trong nhiều mặt.
- Mậu dịch: Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm
1999. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là thuỷ sản, dệt may, dầu thô, cáp điện, đồ gỗ… Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là cơ khí, sắt thép, điện tử, xe gắn máy, nguyên liệu dệt, da…
Bảng 2.4: Kim ngạch mậu dịch Việt Nam - Nhật Bản
Đơn vị: tỷ USD
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
VN XK sang
Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp VN NK từ Nhật 1469 1477 2250 2215 2509 2993 3552 4100 4142 5669 Cán cân mậu dịch 12 309 371 294 -71 -84 50 310 1153 441 Tổng kim ngạch 2950 3263 4871 4724 4947 5902 7054 8510 9437 11799 Nguồn: Vietnamnet
Tính đến tháng 1/2008, kim ngạch xuất khẩu sang Việt Nam là 525.668.000 USD (tăng 81.7% so với tháng 1/2007); kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam là 644.757.000 USD (tăng 33.2% so với tháng 1/2007). Hai nước Việt Nam – Nhật Bản đặt mục tiêu nâng tổng kim ngạch thương mại hai nước lên 15 tỷ USD vào năm 2010.
Trong tháng 1/2007, Việt Nam và Nhật Bản cũng đã tiến hành đàm phán chính thức về EPA. Sau 6 phiên đàm phán, tuy vẫn cịn có những khoảng cách chưa thu hẹp nhưng cấp cao hai bên thỏa thuận sớm kết thúc đàm phán để ký EPA trong thời gian tới. Nhật Bản hoan nghênh các nỗ lực của Việt Nam hướng tới nền kinh tế thị trường và hứa sẽ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam trên cơ sở thành tích kinh tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
- Về đầu tư trực tiếp: Tính đến hết tháng 12/2007, Nhật Bản đã có 928 dự
án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 9.03 tỷ USD, đứng thứ 4 trong các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam (sau Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan), song là nước đứng đầu trong thực hiện và giải ngân nguồn vốn này với gần 5 tỷ USD.
Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện giai đoạn III Sáng kiến chung Việt - Nhật nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, hỗ trợ thúc đẩy tam giác phát triển và hành lang Đông - Tây cũng như hợp tác trong GMS, nghiên cứu giúp giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông ở Hà nội và Tp. HCM...
Cho đến nay, có 5 dự án đầu tư của Việt Nam sang Nhật Bản là Công ty liên doanh Gemasa Corp (dịch vụ hàng hải), Công ty liên doanh Yasaka-Sài Gịn, Cơng ty liên doanh dịch vụ du lịch và nhà hàng Việt-Nhật (khách sạn - du lịch), Vijasgate Japan (ký kết hợp đồng sản xuất phần mềm), Công ty trách nhiệm hữu hạn phần mềm FPT Nhật Bản. Tổng vốn đầu tư sang Nhật Bản là 2.1 triệu USD, trong đó vốn thực hiện là 400.000 USD.
Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp