Quy trình của việc thực hiện ODA Nhật Bản tại Việt Nam 1 Điều kiện cấp ODA của Nhật Bản cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA nhật bản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

2.2.4.1. Điều kiện cấp ODA của Nhật Bản cho Việt Nam

Về mặt nguyên tắc chung, ODA của Nhật Bản cũng như của các quốc gia khác được cung cấp phù hợp với Hiến chương của Liên hợp quốc, đặc biệt là trên khía cạnh bình đẳng về chủ quyền và khơng can thiệp vào các công việc nội bộ. Việc cấp ODA cũng đi theo bốn nguyên tắc cơ bản như sau:

- Khơng sử dụng ODA vào mục đích quân sự; không làm trầm trọng thêm những đối đầu quốc tế.

- Chú trọng tới bảo vệ môi trường và phát triển xã hội.

- Duy trì và củng cố nền hịa bình, theo dõi chặt chẽ những thay đổi trong chi tiêu quân sự của các nước nhận viện trợ, việc phát triển và sản xuất các loại vũ khí giết người hàng loạt và việc xuất nhập khẩu vũ khí của các nước đó.

- Thúc đẩy dân chủ hóa, bước đầu đi vào kinh tế thị trường, đảm bảo quyền tự do và nhân quyền.

Ngoài những điểm chung nêu trên, ODA của Nhật Bản cũng có điểm khác biệt thể hiện rõ trên các khía cạnh sau:

- ODA của Nhật Bản được thực hiện trên nguyên tắc xem xét toàn diện yêu cầu của từng nước nhận viện trợ, các điều kiện kinh tế xã hội của các nước đó.

- Cơ cấu viện trợ với tỷ lệ cao là viện trợ cho vay (ODA tín dụng với lãi suất ưu đãi và dài hạn, có nhiều năm ân hạn) và một mức thấp dành cho viện trợ cho khơng, trong đó chú trọng tới viện trợ theo dạng hợp tác kỹ thuật).

Ngoài ra, ODA Nhật Bản luôn được các nước tiếp nhận đánh giá là có điều kiện rộng rãi, ít mang tính áp lực về chính trị so với các nước khác. Trong

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp

những năm 90, do sự thay đổi của mơi trường chính trị quốc tế, yếu tố chính trị trong ODA Nhật Bản được ẩn chứa trong các nội dung kinh tế một cách khéo léo. Điều này cũng thể hiện trong chính sách ODA Nhật Bản cho Việt Nam. Ngay từ năm 1992, trong khi nhiều quốc gia còn chưa muốn cung cấp nguồn vốn ODA, Nhật Bản đã đi tiên phong quyết định tài trợ cho Việt Nam với mục tiêu hỗ trợ và thúc đẩy quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam. Điều này mở ra một giai đoạn mới trong việc tiếp nhận ODA của Việt Nam.

Kể từ đó, Nhật Bản liên tục là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam, với nguồn vốn ODA ngày càng tăng, năm sau lớn hơn năm trước. Nếu năm 1992, ODA của Nhật Bản dành cho Vệt Nam (gồm cả viện trợ khơng hồn lại, viện trợ tín dụng và hợp tác kỹ thuật) mới chỉ là 46.92 tỷ Yên thì đến năm 1998 đã tăng lên 100.8 tỷ Yên và năm 2007 là 123.2 tỷ n. Cịn nếu chỉ tính riêng vốn ODA tín dụng, năm 1992 khởi điểm là 45 tỷ Yên thì đến năm 1998 con số đó đã là 88 tỷ Yên và năm 2007 là 115.8 tỷ Yên. Nhưng cũng có một sự chuyển biến cơ bản về lãi suất do tỷ giá giữa đồng Yên Nhật và đồng Đôla Mỹ thay đổi thất thường. Năm 1992, Nhật Bản cấp viện trợ tín dụng cho Việt Nam với lãi suất 1%, năm 1993 vẫn giữ ngun lãi suất đó, nhưng từ năm 1994 Chính phủ Nhật đã điều chỉnh lại mức lãi suất cho vay lên 1.8%. Mức lãi suất cho các năm còn lại (1995- 1998) tăng dần từ 2.3% đến 2.6%. Nhưng đến năm 1997, Nhật Bản đã ký kết cơng hàm điều chỉnh lãi suất tín dụng cho Việt Nam. Theo đó, mức lãi suất tín dụng cho Việt Nam có nhiều ưu đãi, trung bình ở mức 1.8% và tùy các khoản vay, phía Việt Nam có thể được hưởng mức lãi suất thấp hơn nữa. Tuy nhiên, khi vay vốn ODA Nhật Bản, mặc dù lãi suất thấp, nhưng do khả năng đồng Yên tăng giá trong tương lai sẽ khiến tổng số nợ lên cao làm Việt Nam có thể trở thành nước có số nợ lớn.

Ngày 30 tháng 6 năm 1999, Bộ Tài chính Việt Nam đã ban hành thơng tư 82/1999/TT-BTC quy định về thuế GTGT đối với các dự án ODA giữa Việt Nam và các nhà tài trợ. Ngay lập tức, trong một công hàm gửi các cơ quan chức năng Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản cho biết họ sẽ ngừng tiến hành ký kết các hiệp định trao đổi đối với các dự án viện trợ khơng hồn lại, cũng như các dự án ODA nếu các dự án này bị đánh thuế GTGT. Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội cho rằng theo nội dung công hàm trao đổi giữa hai nước đã được ký kết thì những dự án sử dụng vốn ODA được miễn tất cả các loại thuế. Do đó, Nhật Bản đề nghị Việt Nam mà trực tiếp là Bộ Tài chính nên quy định lại mức thuế suất GTGT cho tất cả các dự án ODA là 0%.

Cũng trong năm 1999, lần đầu tiên Chính phủ Nhật Bản chính thức đặt điều kiện cho Việt Nam trong việc tiếp nhận ODA. Chính phủ Nhật Bản yêu cầu phải cam kết cải cách kinh tế theo hướng đẩy mạnh kinh tế tư nhân, đòi kiểm

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp

toán 100 doanh nghiệp Nhà nước của Việt Nam... Về hình thức, địi hỏi này là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA, nhưng thực tế là có bước chuyển đổi trong phương cách, bước đi biểu lộ thực chất lợi ích kinh tế và chính trị thơng qua việc cấp ODA. Từ đó, có thể nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA nói riêng, vốn của nước ngồi nói chung; tăng cường thu hút nguồn vốn ODA nhưng phải trên cơ sở sử dụng hiệu quả và luôn xem khai thác nguồn vốn bên trong là chính đối với quá trình phát triển kinh tế nước nhà, tránh phụ thuộc quá nhiều vào vốn nước ngoài.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA nhật bản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)