- Bộ KH&ĐT Bộ Ngoại giao Bộ Tài chính NHNN
3. Dự án xây dựng đƣờng sắt cao tốc Bắc-Nam
3.2.1.1. Hiểu đúng bản chất và xây dựng chiến lƣợc thu hút và sử dụng ODA phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hộ
phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội
Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức và hiểu đúng về bản chất của ODA. ODA nên được coi là nguồn lực có tính chất bổ sung chứ không thay thế nguồn lực trong nước đối với mọi cấp độ thụ hưởng. Một điều cũng quan trọng nữa là cần nâng cao quyền tự chủ trong huy động và sử dụng ODA để đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành và địa phương, và để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA.
Trong thời kỳ 2006-2010, chủ trương thu hút và sử dụng ODA là tiếp tục tranh thủ đi đôi với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, bảo đảm khả năng trả nợ để hỗ trợ thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010.
Chính sách thu hút và quản lý ODA trong thời gian tới cần tập trung cải thiện mạnh mẽ tình hình giải ngân các chương trình và dự án ODA đã ký kết, sớm đưa các cơng trình vào khai thác và sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. Đồng thời, xây dựng các chương trình, dự án ODA gối đầu cho giai đoạn sau năm 2010, đặt trọng tâm vào chất lượng và hiệu quả. Theo Định hướng phát triển kinh tế-xã hội nước ta đến năm 2010, dựa trên cơ sở những cam kết giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ tại các hội nghị nhóm tư vấn, nguồn viện trợ ODA cần được ưu tiên chủ yếu cho các lĩnh vực sau:
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thủy sản) kết hợp xố đói, giảm nghèo; trong 5 năm 2006-2010 tỷ trọng này phải đảm bảo 19-25%. Nước ta là một nước nghèo, đông dân mặc dù
Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp
có tăng lên song về chất lượng vẫn cịn q kém. Do đó, đầu tư 20% ODA cho những nhu cầu tối thiểu của con người là vấn đề cần phải làm ngay.
- Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại;
- Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, dân số phát triển và một số lĩnh vực khác); với mục tiêu đến năm 2020 hình thành mạng kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại, tương đương với trình độ trong khu vực thì 5 năm tới (2006-2010) là thời kỳ nâng cấp toàn diện mạng kết cấu hạ tầng.
Nếu phân bổ theo vùng lãnh thổ: Với mục tiêu phát triển bền vững tức là đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế đi liền với tiến bộ và cơng bằng xã hội địi hỏi phải coi trọng sự cân bằng cần thiết, không tạo ra sự chênh lệch quá lớn, tiến tới thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các vùng và mức sống của các tầng lớp dân cư. Phù hợp với định hướng này, nên sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản ưu tiên cho những vùng nơng thơn (nơi có 80% dân cư và hơn 90% người nghèo sinh sống) cũng như những vùng xa xôi nhất của đất nước; đồng thời, vốn ODA của Nhật Bản nên được dành nhiều hơn nữa cho các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm phân bổ vốn ODA một cách công bằng. ODA cần tập trung nhiều hơn cho các vùng nghèo khó nhất, thường gặp những điều kiện thiên tai khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội yếu kém... như Vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, duyên hải Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy trong giai đoạn 2006-2010 cần tăng tỷ trọng ODA cho các vùng ưu tiên trên, cụ thể là: Vùng núi phía Bắc 35%; Tây Nguyên 10%; duyên hải Trung Bộ 20%; đồng bằng sông Cửu Long 18% và giảm tỷ trọng ODA cho những vùng đã có mạng lưới cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi, đội ngũ nhân lực khá phát triển như Hà Nội; Tp. HCM.
- Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
- Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.
Nhằm bảo đảm sử dụng ODA có hiệu quả, Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ.