Một số vấn đề hiện tại của ODA 1 Hiệu quả sử dụng

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA nhật bản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 33)

2.1.2.1. Hiệu quả sử dụng

Nâng cao hiệu quả sử dụng ODA là vấn đề quan trọng mà Việt Nam phải giải quyết. Một trong những nguyên nhân chính của việc sử dụng ODA chưa hiệu quả là nhận thức và hiểu chưa đầy đủ và chính xác về bản chất của ODA trong quá trình huy động và sử dụng nguồn vốn này. Quan điểm cho rằng ODA là tiền cho khơng, chỉ Chính phủ mới có trách nhiệm trả nợ nguồn vốn vay này, dẫn đến sự kém hiệu quả trong thực hiện một số chương trình, dự án ODA. Thực tế, ODA là một sự đánh đổi. Nếu sử dụng ODA

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp

không hiệu quả, gánh nặng trả nợ sẽ tăng lên. Mặt khác, do việc kết hợp nguồn vốn ODA với các nguồn vốn khác còn yếu cũng làm giảm hiệu quả của nguồn vốn ODA.

2.1.2.2. Giải ngân

Tỷ lệ giải ngân ODA ở Việt nam còn thấp. Từ năm 1993 đến 2006, nguồn vốn ODA được giải ngân là 15.9 tỷ USD, chiếm 42.9% tổng số ODA cam kết (37 tỷ USD). Tỷ lệ giải ngân bình quân trong nhữn g nă m gần đâ y chỉ chiếm khoảng 50%. Tỷ lệ giải ngân bình quân của Việt Nam cũng thấp hơn của các nước ASEAN (Bảng 2.2). Tỷ lệ ODA trong GDP của Việt Nam nằm trong khoảng từ 3.5% đến 4.5%, thấp hơn một số nước cùng trình độ phát triển kinh tế. Vốn cam kết dành cho Việt Nam có xu hướng tăng lên nhưng tình hình giải ngân cịn chậm, chính vì thế, Việt Nam cần đẩy nhanh hoạt động giải ngân nhằm thu được hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cao hơn. Theo dự đoán của ADB, tốc độ tăng trưởng GDP có thể tăng từ 8% lên 8.4% nếu cải thiện được tỷ lệ giải ngân và Việt Nam có thể trở thành nước có mức thu nhập trung bình vào năm 2009, sớm hơn mục tiêu đặt ra là năm 2010.

Bảng 2.2: Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA của Việt Nam và một số nƣớc Asean giai đoạn 2001 - 2005

Nhà tài trợ Tỷ lệ giải ngân bình quân của một số nƣớc Asean (%/năm) Tỷ lệ giải ngân bình quân của Việt Nam (%/năm)

WB 18 15

ADB 20 18

Nhật Bản 15 9.3

Lưu ý: Một số nước Asean bao gồm: Thái Lan, Malaisia, Indonexia, Philipin Nguồn: MPI

Việc giải ngân chậm nguồn vốn ODA ở Việt Nam có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan:

- Thủ tục của các nhà tài trợ phức tạp: Thủ tục của các nhà tài trợ rườm rà, phê duyệt qua nhiều bước. Văn phòng đại diện tại Việt Nam có ít thẩm quyền, phải thường xuyên xin ý kiên cơ quan cấp trên ở nước ngoài; một số dự án do nhiều nhà tài trợ cung cấp vốn nên thủ tục thường chồng chéo, gây khó khăn cho chủ dự án trong q trình triển khai; Nhà tài trợ chậm phê duyệt tài liệu đấu thầu, địi hỏi nhiều loại giấy tờ, có trường hợp kéo dài hơn 6 tháng.

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp

Trong nhiều trường hợp, có sự khơng nhất qn trong điều kiện đấu thầu, mỗi gói thầu có quy định riêng.

- Các vấn đề liên quan tới bên nước ngoài: Tư vấn nước ngoài, do thiếu hiểu biết về điều kiện của Việt Nam, nên thường chậm chễ trong việc hồn thành các cơng tác thiết kế dự án. Chất lượng tư vấn trong nhiều trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu, bên cạnh đó lương chun gia địi hỏi cao.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan:

- Giải phóng mặt bằng chậm: Việc giải phóng mặt bằng chậm đã ảnh hưởng tới tiến độ thi công của nhiều dự án do các nguyên nhân sau:

+ Các văn bản pháp lý thiếu đồng bộ, khó xác định hệ số K (giá nơng nghiệp khác nhau cho cùng một khu vực, nhiều chủ đầu tư đưa ra các mức đền bù khác nhau trên cùng một địa bàn…)

+ Việc bố trí vốn đối ứng cho giải phóng mặt bằng chậm, quỹ nhà cho tái định cư ở các thành phố lớn còn bị hạn chế.

+ Thiếu phối hợp giữa các cơ quan trung ương, chủ dự án và chính quyền địa phương trong cơng tác giải phóng mặt bằng.

- Có sự khác biệt về quy trình thủ tục giữa các nhà tài trợ và phía Việt Nam:

+ Cơng tác xây dựng dự án theo quy trình phía Việt Nam địi hỏi phải trải qua hai bước là lập thiết kế chi tiết và lập tổng dự tốn cơng trình. Quy trình của phía nhà tài trợ chỉ u cầu có thiết kế chi tiết.

+ Tổng dự toán của dự án do tư vấn nước ngồi lập có suất đầu tư cao so với mặt bằng giá xây dựng ở Việt Nam, do đó thường gây chậm trễ trong khâu phê duyệt của các cơ quan Việt Nam

+ Do thời gian phê duyệt luận chứng khả thi, thiết kế kỹ thuật kéo dài, từ khi phê duyệt đến khi thi công phải mất từ 1 đến 1.5 năm nên tình hình thực tế có nhiều thay đổi nên nhiều dự án địi hỏi phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, việc phê duyệt những thay đổi của cả hai phía là chủ dự án nhà tài trợ thường bị chậm trễ.

- Năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các ban quản lý cịn hạn chế: Nhìn chung năng lực của các ban quản lý dự án yếu, nhất là các đơn vị lần đầu tiên sử dụng vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Yếu kém bắt nguồn từ các nguyên nhân cán bộ chưa được đào tạo đầy đủ, cơ sở vật chất còn thiếu, khó tuyển được cán bộ đủ năng lực do lương thấp vì định mức chi phí cho các Ban quản lý dự án thấp.

- Các thủ tục trước và sau đấu thầu bị kéo dài: Có sự khác biệt về thủ tục trước và sau đấu thầu giữa nhà tài trợ và phía Việt Nam; Có sự hiểu khác nhau giữa phía Việt Nam và nhà tài trợ về căn cứ đánh giá kết quả đấu thầu. Phía

Lê Thị Mai Anh – KTQT46 Luận văn tốt nghiệp

Việt Nam coi tổng dự toán là căn cứ đánh giá trong khi một số nhà tài trợ coi giá trị gói thầu đã tính tốn để cho vay vốn là giá trần để đánh giá hiệu quả đấu thầu. Điều đó đã dẫn tới việc có một số trường hợp các nhà thầu nước ngồi thắng thầu với mức giá cao hơn tổng dự toán và chỉ vừa dưới giá thỏa thuận trong thỏa thuận vay vốn nên kết quả đấu thầu khơng được Chính phủ phê duyệt.

- Thời hạn xử lý các phiếu thanh toán của nhà thầu bị kéo dài: Việc thanh toán bị chậm trễ do khâu thủ tục thanh tốn cịn nhiều khâu, khá phiền hà. Việc chậm xử lý các phiếu đề nghị thanh toán đã dẫn tới việc các Ban quản lý dự án phải trả cho nhà thầu lãi phạt do chậm thanh toán.

- Thủ tục phê duyệt thiết kế chi tiết, tổng dự đoán, nội dung đấu thầu của phía Việt Nam bị chậm trễ, không chính xác: Thủ tục phê duyệt gây ra chậm trễ cả trước và sau khi ký hiệp định vay vốn ưu đãi; sau khi ký kết hiệp định vay vốn với các nhà tài trợ, các chủ dự án sẽ tiến hành xây dựng thiết kế chi tiết và tổng dự tốn trình độ Bộ Xây dựng phê duyệt. Tuy nhiên, việc phê duyệt thiết kế chi tiết và tổng dự toán thường kéo dài nên đã gây chậm trễ cho tiến độ triển khai thực hiện dự án; Việc phê duyệt thiết kế chi tiết và tổng dự tốn mà khơng có bất cứ một cơ quan chuyên môn độc lập nào phản biện, dẫn tới việc xác định khơng chính xác tổng dự tốn, thường là thấp hơn so với tổng vốn cam kết trong Hiệp định vốn vay, do đó ảnh hướng tới quá trình đấu thầu. Trong rất nhiều trường hợp, giá thắng thầu cao hơn so với tổng dự toán được duyệt nên các cơ quan chức năng khơng có căn cứ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong khi đó các nhà thầu nước ngồi cho rằng giá thắng thầu vẫn thấp hơn tổng số vốn tài trợ cam kết trong các hiệp định vay vốn nên không chịu giảm giá.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA nhật bản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)