Xuất giải pháp nhằm hoàn thiện việc xác định mục tiêu và phƣơng pháp định

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ các sản PHẨM DỊCH vụ TRONG KHÁCH sạn (Trang 49 - 53)

3. How do you feel about quality of survice?

4.2. xuất giải pháp nhằm hoàn thiện việc xác định mục tiêu và phƣơng pháp định

định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Deawoo

Xu hƣớng phát triển của ngành Du lịch trong những năm gần đây ngày càng cao, do đó nhu cầu di du lịch, thăm quan tại Hà Nội cũng ngày càng cao, theo bàng dự báo khách du lịch đến Hà Nội cho đến năm 2020 thì luợng khách quốc tế, nội địa tăng gần gấp đơi; từ đó Khách sạn sẽ có một nguồn khách du lịch lớn. Bên cạnh đó là sự phát triển kinh tế, chính trị đã đem lại cho khách sạn một cơ hội kinh doanh lớn bởi sự tăng lên của số đồn khách cơng vụ, Business.

Bảng8: Dự báo khách du lịch đến Hà Nội cho đến năm 2020

Để có thể biến những cơ hội trên thành nguồn lợi nhuận cho khách sạn, thì khách sạn cần phải nỗ lực nâng cao chất lƣợng sản phẩm và đƣa ra những chính sách chiến lƣợc phát triển hợp lý.

4.2.1 Giải pháp hoàn thiện mục tiêu định giá sản phẩm dịch vụ

Việc hồn thiện mục tiêu định giá có vai trị rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của khách sạn. Nhƣ đã trình bày ở phần 3, hai mục tiêu định giá của khách sạn là dẫn đầu về chất lƣợng sản phẩm và tối đa hoá lợi nhuận hiện hành. Khách sạn sẽ vẫn có thể áp dụng hai mục tiêu này trong thời gian tiếp theo, tuy nhiên cần có những biện pháp để nâng cao hơn nữa chất lƣợng, doanh thu của khách sạn.

a) Mục tiêu dẫn đầu về chất lượng sản phẩm:

Năm Khách du lịch quốc tế Khách du lịch nội địa Số

khách du lịch hàng ngày có ở Việt Nam Số khách Ngày lƣu trú Tổng số ngày khách Số khách Ngày lƣu trú Tổng số ngày khách 2010 1.600.000 3,8 6.080.000 3.400.000 3,1 10.540.000 32.000 2020 3.100.000 4,0 12.000.000 4.500.000 3,4 15.300.000 45.000

Trong thị trƣờng cạnh tranh gay gắt ngày nay, yếu tố chất lƣợng là yếu tố then chốt để quyết định sức thu hút, hấp dẫn của khách sạn đối với khách hàng. Để dẫn đầu về chất lƣợng sản phẩm của khách sạn, Deawoo cần phải xem xét kỹ lƣỡng từng yếu tố đầu vào, đánh giá chất lƣợng và có những biện pháp để làm tốt hơn nữa những yếu tố đó.

+ Về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng:

Thƣờng xuyên kiểm tra, tu sửa kịp thời những cơng trình kiến trúc, đặc biệt là những cơng trình ngồi trời: bể bơi, vƣờn hoa, tiểu cảnh… Bên cạnh đó, khách sạn phải luôn cập nhật những trang thiết bị hiện đại và phù hợp với bối cảnh của khách sạn để có thể đáp ứng tốt nhất cho ngƣời tiêu dùng sản phẩm dịch vụ.

+ Về chất lƣợng dịch vụ :

Yếu tố chủ yếu quyết định đến chất lƣợng phục vụ đó chính là con ngƣời. Do đó để nâng cao chất lƣợng phục vụ khách sạn cần phải tuyển chọn, đào tạo bồi dƣỡng một đội ngũ phục vụ với những quy chuẩn quốc tế; có những chế độ đãi ngộ hợp lý để giữ chân và thu hút nhân lực có trình độ chun mơn; mở những lớp nâng cao trình độ, hội thi tay nghề để nhân viên học hỏi giao lƣu, giúp nhân viên cảm thấy họ cũng có tầm quan trọng với khách sạn để từ đó tích cực đóng góp hơn. Cùng với đó, khách sạn cần có những trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ đội ngũ nhân viên trong khi tác nghiệp. Bên cạnh những nỗ lực của khách sạn để nâng cao chất lƣợng sản phẩm thì khách sạn cũng cần phải đánh giá đƣợc cảm nhận của khách hàng về sản phầm. Do chất lƣợng sản phẩm dịch vụ khách hàng cảm nhận hoàn toàn khác so với chất lƣợng sản phẩm dịch vụ khách sạn cảm nhận đƣợc. Chất lƣợng mà khách hàng cảm nhận đƣợc là sự thoả mãn của khách hàng sau khi tiêudùng sản phẩm đó, mà sự thoả mãn bị chi phối bởi chất lƣợng thực sự của sản phẩm và giá cả sản phẩm. Vì vậy, đối với từng đối tƣợng khách hàng khác nhau, từng loại dịch vụ khác nhau mà việc định giá phải linh động theo .

b) Mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận hiện hành:

Trong thực tế chúng ta có thể thấy khơng phải cứ định giá cao thì mới có thể tối đa hoá lợi nhuận, mà cần phải nắm bắt rất rõ cung và cầu, đối thủ cạnh tranh thì mới có thể đƣa ra phƣơng pháp định giá hợp lý. Khách sạn không nên đƣa ra một khung

giá cứng nhắc mà phải biết linh hoạt trong từng trƣờng hợp, phân biệt áp dụng những mức giá khác nhau với từng đối tƣợng khách hàng khác nhau.

4.2.2 Giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá sản phẩm dịch vụ

Cùng với chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, giá là công cụ hữu dụng nhất để điều hoà hoạt động kinh doanh của khách sạn, do đó định giá sản phẩm phải dựa trên phƣơng pháp định giá hợp lý.

- Đối với sản phẩm dịch vụ buồng phòng:

Khách hàng khi đặt phòng sẽ phải mua dịch vụ trƣớc khi biết chất lƣợng sản phẩm đó, đối với những khách hàng dễ giao động trƣớc giá cả thì một mức giá cố định cao sẽ gây ra sự hạn chế việc đặt phịng. Do đó, đối với loại hình dịch vụ này, khách sạn sẽ vẫn giữ phƣơng pháp định giá của mình, vì tính an tồn của nó. Nhƣ vậy, bên cạnh việc xác định đúng chi phí đầu vào khách sạn còn phải cân nhắc lợi nhuận một cách hợp lý để có thể duy trì khách hàng trung thành, thu hút khách hàng tiềm năng, biến họ trở thành khách hàng trung thành của mình; tuy nhiên giá phịng vẫn thể hiện đƣợc chất lƣợng của khách sạn.

- Đối với sản phẩm ăn uống:

Chi phí cho sản phẩm ăn uống bị chi phối chủ yếu bởi chi phí ngun vật liệu. Do đó, để nâng cao mức lợi nhuận trong loại hình sản phẩm này, cần phải tiết kiệm chi phí tối đa, hạn chế những biến đổi về giá nguyên liệu (hợp đồng lâu dài, đặt tiền). Cùng với đó, khách sạn phải đƣa ra chính sách định giá hợp lý với từng loại hình sản phẩm ăn uống. Nhƣ đối với các nhà hàng thì nên sử dụng phƣơng pháp định giá tƣơng quan, còn đối với các sản phẩm dịch vụ tổ chức tiệc cƣới, dạ tiệc, buffet nên sử dụng phƣơng pháp định giá cạnh tranh để mở rộng thị phần, thu lợi trên quy mô.

- Đối với các dịch vụ khác:

Đối với các dịch vụ nhƣ dịch vụ giải trí,…thì khách sạn nên định giá dựa trên cảm nhận của khách hàng. Mức lợi nhuận sẽ căn cứ vào vị thế cạnh tranh, danh tiếng của khách sạn. Dù phƣơng pháp này khó khăn và tốn kém để xác định nhu cầu của thị trƣờng, cảm nhận của khách hàng về dịch vụ, nhƣng nếu khách sạn đầu tƣ thì đây là phƣơng pháp rất tốt cho lợi nhuận của khách sạn mà không ảnh hƣởng đến thị phần mục tiêu.

4.2.3 Một số kiến nghị với Nhà nƣớc và ngành Du lịch

4.2.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước

Bên cạnh những biện pháp của khách sạn thì sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nƣớc cũng sẽ có những ảnh hƣởng nhất định đến với hoạt động kinh doanh của khách sạn. Để tạo một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh cho khách sạn Deawoo nói riêng thì Nhà nƣớc nên đƣa ra một số chính sách nhƣ sau:

- Đảm bảo một hệ thống chính trị ổn định:

Đây là một vấn đề hết sức quan trọng trong bối cảnh chính trị thế giới bất ổn hiện nay, nó sẽ tạo ra một cơ hội lớn để có thể phát triển nguồn khách hàng cho khách sạn. Để có thể thực hiện đƣợc điều này, Nhà Nƣớc cần có những chính sách đƣờng lối đúng đắn phù hợp về những vấn đề nhƣ: tơn giáo, đồn kết dân tộc, diễn biến hồ bình, mối quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới…

- Tạo điều kiện thuận lợi về hành chính, pháp luật :

Nhà nƣớc nên cắt giảm một số thủ tục giấy tờ rƣờm rà, gây mất thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp. Có những chính sách đƣờng lối phù hợp về những vấn đề nhƣ: quản lý đất đai, thuế …

- Đƣa ra những chính sách điều chỉnh để tạo ra một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, bình đẳng.

Để có thể đƣa ra đƣợc nhữnng chính sách điều chỉnh hợp lý, Nhà nƣớc cần giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, kiềm chế những diễn biến bất lợi của thị trƣờng: lạm phát, tỷ giá hối đoái, tạo sự cân bằng trong cạnh tranh…

- Mặt khác Nhà nƣớc phải tạo ra mối quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Tăng cƣờng ngân sách cho quảng cáo về ngành du lịch Việt Nam, xây dựng thƣơng hiệu cho du lịch Việt Nam. Trong bối cảnh khi nƣớc ta đã gia nhập WTO nhƣ hiện nay, sẽ có rất nhiều cơ hội song cũng nhiều thách thức cho du lịch Việt Nam. Vì vậy Nhà nƣớc cần chuần bị kỹ càng mọi tình huống có thể xảy ra, để ngành Du lịch Việt Nam có thể hội nhập một cách chủ động, thích ứng nhanh với điều kiện mới.

4.2.3.2 Kiến nghị đối với ngành Du lịch

Ngành Du lịch trƣớc hết phải tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi, đáp ứng đƣợc các mục tiêu mà Nhà nƣớc đặt ra. Để ngành Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thì ngành Du lịch phải có sự đầu tƣ thích đáng cho hoạt động du lịch. Cụ thể:

- Đối với khách quốc tế: đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh, tạo ra một cơ chế giá bình đẳng để hấp dẫn họ đến với Việt Nam…

- Cần có các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xây dựng hình ảnh về du lịch Việt Nam bằng các ấn phẩm du lịch, video, CD…

- Ngành Du lịch Việt Nam nên thành lập hiệp hội các khách sạn, tiến tới thống nhất tập đoàn khách sạn để đảm bảo về mặt chất lƣợng sản phẩm, giá cả, cùng giúp đỡ nhau kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ các sản PHẨM DỊCH vụ TRONG KHÁCH sạn (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)