Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành:

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược của doanh nghiệp (Trang 28 - 31)

Cấu trúc cạnh tranh

Ngành thời trang là một ngành tập trung, bị lấn át bới một số công ty lớn. Hiện nay, ngành sản xuất và kinh doanh thời trang là ngành có tiềm năng lớn, chịu sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty trong ngành ở trong nước và cả thế giới. Đây là ngành tập trung nên các công ty phụ thuộc lẫn nhau. Các hành động cạnh tranh của một công ty sẽ tác động trực tiếp lên khả năng sinh lợi và tác động lên thị phần của các đối thủ khác trong ngành. Điều đó làm nảy sinh một sự phản ứng mạnh mẽ từ phía đối thủ, hậu quả của sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính cạnh tranh như vậy có thể tạo ra một xoắn ốc cạnh tranh nguy hiểm, họ cố gắng hạ thấp giá để cạnh tranh, hoặc hàng loạt các phản ứng tốn kém khác đẩy lợi nhuận của ngành giảm xuống. Rõ ràng, sự ganh đua giữa các công ty trong ngành tập trung và khả năng xảy ra chiến tranh giá tạo ra đe dọa chủ yếu. Vì vậy các cơng ty có khuynh hướng chuyển sang cạnh tranh trên các nhan tố không phải giá như quảng cáo, khuyến mãi, đinh vị nhãn hiệu, thiết kế sản phẩm nhằm tạo sự khác biệt so với các đối thủ khác.

Các đối thủ cạnh tranh trong nước

FENDI

Fendi không chỉ là một thương hiệu đồ phụ trang thành công và nổi tiếng nhất của thời trang Italia mà còn là thương hiệu hiếm hoi được tạo nên bởi những người phụ nữ Fendi đã thành công trong việc sáng tạo, sản xuất và phân phối quần áo và các phụ kiện kèm theo, đặc biệt là nước hoa. Với nhũng gì đã đạt được, fendy được xem là thương hiệu của thời trang Ý.

GUCCI

The House of Gucci, hay được biết đến với tên gọi ngắn gọn Gucci, là một biểu

tượng thời trang sở hữu bởi Ý và Pháp, một nhãn hiệu thời trang nổi tiếng toàn cầu.

Quản trị chiến lược GVHD: TS Nguyễn Xuân Lãn

Nhóm 11 QTCL06 ĐHKT Đà Nẵng Trang 29

Là một trong những nhà cung cấp hàng hóa cá nhân cao cấp hàng đầu thế giới, Gucci khơng chỉ có những đơi giày hay bộ veston chất lượng cao. Hiện nay, Gucci Group bao gồm cả bộ sưu tập những thương hiệu thời trang cao cấp như Balenciaga, Stella McCartney, Boucheron, YSL, YSL Beauté, Bottega Veneta, Bédat & Co. và Sergio Rossi …

Không chỉ dẫn đầu thị trường giày dép và túi xách, Gucci còn được biết đến là một nhãn hiệu thời trang nổi tiếng, danh giá và được thừa nhận bậc nhất toàn cầu với những mẫu khăn chồng, đồ trang sức, kính mắt, nước hoa hay đồng hồ…

Ngày nay, trên thế giới rất nhiều thương hiệu khác nhau nhưng khách hàng vẫn tin tưởng và lựa chọn những sản phẩm có biểu tượng "GG" của Gucci. Hơn một thế kỷ qua, Gucci vẫn đồng hành cùng người tiêu dùng, trở thành một người bạn uy tín và đáng tin cậy.

Gucci là thương hiệu thời trang cao cấp của Italia bán chạy trên tồn cầu, nó được mệnh danh là “thương hiệu của ngững giấc mơ”

VALENTINO

Từ những năm 60, Valentino đã là một trong những thương hiệu tiêu biểu cho nét đẹp thời trang, sự thanh lịch của nước Ý. Phong cách thời trang Valentino nổi bật với màu đỏ, đen và trắng phối hợp với nhau tạo nên nét đẹp thanh lịch, trang nhã, mang lại sự tự tin thanh thốt cho người phụ nữ. Trong khi đó, thời trang nam chú trọng đến phong cách thanh lịch, tinh tế , mạnh mẽ rất cuốn hút. Dù thời gian có thay đổi, dù các thiết kế có phong phú đến đâu nhưng hãng thời trang Valention vẫn duy trì những nét cổ điển pha chút hơi hướng quý tộc rất đặc trưng của mình. Ngồi ra , hãng thời trang Valentino cịn cho ra các sản phẩm nước hoa, túi xách … được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Nhắc đến Valentino là nhắc đến sự lịch lãm, thượng lưu. Ngày nay, chuỗi cửa hàng đại diện cho nhãn hiệu thời trang danh tiếng Valentino có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới

Quản trị chiến lược GVHD: TS Nguyễn Xuân Lãn

Nhóm 11 QTCL06 ĐHKT Đà Nẵng Trang 30

GIORGIO ARMANI

Giorgio Armani - Một trong bốn thương hiệu thời trang sang trọng nhất nước Ý đồng thời cũng là thương hiệu đã thiết kế trang phục cho những phục vụ bàn, những tiếp viên hàng không…

Công ty Giorgio Armani là công ty thời trang với số lượng sản phẩm bán ra hàng năm lớn thứ 2 thế giới với khoảng 5,5 tỷ đô la vào năm 2008.

Sản phẩm của Giorgio Armani được bán trên khắp 100 quốc gia với hệ thống 400 cửa hàng và 5000 nhân viên.

Ngoài ra, D&G cọn chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các thương hiệu danh tiếng trên thế giới như:

 Abercrombie & Fitch (Mỹ)

 Calvin Klein (Mỹ)

 Chanel (Pháp)

 ………………..

Các điều kiện nhu cầu

Sự tăng trưởng nhu cầu từ các khách hàng mới hay sự gia tăng mua sắm của các khách hàng hiện tại có khuynh hướng làm dịu đi sự cạnh tranh, bởi nó mở ra một không gian lớn hơn cho sự phát triển. Tăng trưởng nhu cầu có khuynh hướng giảm đi sự ganh đua, bởi vì tất cả các cơng ty có thể bán nhiều hơn không cần phải giành thị trường của các công ty khác, kết quả thường là lợi nhuận vẫn cao và ngược lại.

Thời trang cũng như thời gian luôn luôn vận động và nhu cầu của con người cũng không bao giờ dừng lại ở một điểm. Dù khơng phải mang tính chất tuyệt đối, nhưng tiếng nói của thời trang ln có trọng lượng đối với bất kỳ ai, thuộc giới tính hay ở địa vị xã

Quản trị chiến lược GVHD: TS Nguyễn Xuân Lãn

Nhóm 11 QTCL06 ĐHKT Đà Nẵng Trang 31

hội nào. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống sinh hoạt của mỗi cá nhân ngày càng cao, nhận thức và nhu cầu cần đáp ứng về thời trang của họ lại càng trở nên có chọn lọc.

Nhu cầu về thời trang hiện nay vẫn cao. Do đó, phần nào đã làm dịu mức độ ganh đua trong ngành.

Rào cản rời ngành

Đây là ngành có rào cản rời ngành cao. Các doanh nghiệp vẫn phải duy trì hoạt động kinh doanh trong điều kiện có thu nhập thấp thậm chí thua lỗ, khiến cho năng lực sản xuất bị dư thừa cho nên mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bởi vì các lý do:

- Các doanh nghiệp khi tham gia ngành này sẽ phải bỏ ra một nguồn vốn lớn trong việc đầu tư các máy móc, nhà xưởng, cũng như cơ sở hạ tầng cho việc phân phối sản phẩm, do đó khi muốn rời ngành địi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức thanh lý các tài sản này mà khơng có phương án sử dụng khác. Nếu cơng ty muốn rời bỏ ngành nó phải bỏ đi giá trị sổ sách của các tài sản này.

- Gắn bó xúc cảm với ngành: khi xây dựng những thương hiệu thời trang, các nhà thiết kế luôn đặt tất cả tâm huyết và niềm đam mê của mình vào cơng việc, do đó, họ ln khơng mong muốn rời khỏi ngành.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược của doanh nghiệp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)