Thái độ là một bẩm chất của con ngƣời đƣợc hình thành do tri thức để phản ứng một cách thức thiện cảm hay ác cảm với một vật, sự việc cụ thể.
Thái độ làm cho con ngƣời có thể sẵn sàng thích hoặc khơng thích một đối tƣợng nào đó, là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể, cảm thấy gần gũi hay xa lánh. Từ đó, con ngƣời có những phƣơng hƣớng hành động khác nhau có thể có.
Có nhiều mơ hình về thái độ. Tuy nhiên ba thành phần của thái độ đƣợc đông đảo nhà nghiên cứu chấp nhận là thành phần nhận biết, thành phần cảm xúc và thành phần xu hƣớng hành vi.
Xu hƣớng hành vi
Cảm xúc Nhận biết
Hình 3.1: Mơ hình ba thành phần của thái độ
Nguồn: Schiffman & Kanuk (2000), trang 203.
- Nhận biết (nhận thức): nói lên sự nhận biết kiến thức của con ngƣời về một đối tƣợng nào đó. Nhận biết thể hiện ở dạng niềm tin.
- Cảm xúc: thể hiện ở dạng đánh giá, thể hiện cảm nghĩ về một đối tƣợng ở dạng tốt hay xấu, thân thiện hay ác cảm.
- Xu hƣớng hành vi: nói lên xu hƣớng của chủ thể thực hiện một hành động đối với đối tƣợng theo hƣớng đã nhận thức trƣớc đó.
Thái độ cho phép cá thể xử sự tƣơng đối ổn định đối với những vật giống nhau. Con ngƣời khơng phải giải thích lại từ đầu một điều gì đó và mỗi lần phản ứng theo một cách. Thái độ cho phép tiết kiệm sức lực và trí lực. Chính vì thế mà rất khó thay đổi đƣợc chúng. Những thái độ khác nhau của cá thể tạo nên một cấu trúc logic, trong đó sự thay đổi một yếu tố có thể địi hỏi phải xây dựng lại một loạt các yếu tố khác rất phức tạp. (trích dẫn theo Philip Kotler, 1999. trang 140.).
Thái độ của doanh nghiệp đối với việc tuyển lao động là ngƣời khuyết tật đƣợc thể hiện ở mặt tích cực hay tiêu cực, chấp nhận hay khơng chấp nhận ngƣời lao động khuyết tật. Thái độ của doanh nghiệp cũng có thể là trạng thái nội tâm đã đƣợc hình thành từ trƣớc chịu ảnh hƣởng của xã hội, tâm lý của bản thân…
Thái độ của doanh nghiệp đối với ngƣời khuyết tật tùy thuộc vào điều mà doanh nghiệp biết về đối tƣợng này nhƣ: các loại hình khuyết tật (nhận thức), tình cảm của doanh nghiệp đối với ngƣời khuyết tật (cảm xúc) và những ý định của doanh nghiệp đối với các đối tƣợng này (xu hƣớng hành vi). Điều này cho thấy thái độ quyết định một hành động cụ thể.