.Sự gia tăng đồng loạt các loại giá cả, đặc biệt là xăng dầu

Một phần của tài liệu Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty cổ phần dệt công nghiệp hà nội (Trang 89)

đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá cả các loại nguyên vật liệu tăng nhanh, chi phí vận tải tăng do giá xăng dầu tăng mạnh. Doanh nghiệp sử dụng một lượng than lớn mỗi năm, hiện nay giá than

tăng cao gấp gần hai lần so với năm 2003. Tất cả các yếu tố trên làm tăng chi phí đầu vào cho sản xuất. Đây thực sự là một khó khăn lớn của cơng ty khi thực hiện kinh doanh trên thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Sản phẩm của doanh nghiệp khơng có khả năng cạnh tranh về giá, chi phí đầu vào tăng làm giảm doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.

CHƢƠNG III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN VẬT TƢ CHO SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI

I. Mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới và yêu cầu đặt ra đối với dịch vụ hậu cần vật tƣ.

1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty 1.1 Mục tiêu phát triển của ngành 1.1 Mục tiêu phát triển của ngành

Theo công văn của bộ trưởng bộ Kế hoạch đầu tư và phát triển phê duyệt về phương hướng phát triển chung ngành dệt may đến năm 2010 với các mục tiêu và các chiến lược chung cụ thể như sau:

- Phát triển ngành Dệt may theo hướng chuyên mơn hóa nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng sản phẩm. Tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những diểm yếu của ngành dệt may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa được phát triển, cung cấp nguyên phụ kiện vừa thiếu , vừa không kịp thời.

- Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.

- Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các khu, cụm công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp Dệt May sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt May Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn.

- Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành dệt may, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt May Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

- Phát triển nguồn nhân lực cả về chất lượng và số lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam. Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.

1.1.2 Các chỉ tiêu cơ bản ( theo QĐ 36-TTg) Ban hành ngày 10/03/2008

Tốc độ tăng trƣởng Giai đoạn 2008- 2010

Giai đoạn 2011- 2020

Tăng trưởng sản xuất hàng năm 16-18% 12-14%

Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 20% 15%

Các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:

Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2006 Mục tiêu tồn nghành đến 2010 2015 2020

1. Doanh thu Triệu USD 7.800 14.800 22.500 31.000

2. Xuất khẩu Triệu USD 5.834 12.000 18.000 25.000

3. Sử dụng lao động Nghìn

người

4. Tỷ lệ nội địa hóa % 32 50 60 70 5.Sản xuất sản phẩm chính - Bơng xơ - Xơ, sợi tổng hợp - Sợi các loại - Vải - Sản phẩm may 1000 tấn 1000 tấn 1000 tấn Triệu m2 Triệu SP 8 - 265 575 1.212 20 120 350 1.000 1.800 40 210 500 1.500 2.850 60 300 650 2.000 4.000

1.2 Mục tiêu phát triển của công ty 1.2.1.Mục tiêu phát triển 1.2.1.Mục tiêu phát triển

Năm 2008 công ty đặt mục tiêu duy trì tăng trưởng ở mức cao và bền vững, tối thiểu tăng được 15% so với năm 2007. Phấn đấu tăng giá trị SXCN, tăng kim ngạch xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm để giữ vững và mở rộng thị trường. Quyết tâm khắc phục biến động phức tạp của thị trường, đẩy mạnh thị trường trong và ngoài nước, giữ vững thị trường hiện có, khai thác tìm kiếm thị trường mới với phương châm bám sát khách hàng truyền thống và không ngừng mở rộng thị trường mới. Kết hợp các kênh tiêu thụ trực tiếp cùng việc lựa chọn các đại lý mạnh trên thế giới để phân phối sản phẩm.

Phát triển sản phẩm vài mành sẽ trở thành sản phẩm chủ lực trong tương lai và sẽ chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài.

1.2.2.Xây dựng kế hoạch năm 2008

a. Định hướng chung

Đưa mơ hình cơng ty mẹ/con của tập đoàn VINATEX vào hoạt động ổn định, tạo ra những đổi mới căn bản nâng cao hiệu lực của công tác quản lý. Thực hiện chiến lược tăng trưởng thị trường gắn với hiệu quả. Khai thác tối đa năng lực sản xuất, bố trí hợp lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động là đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật và công nhân lành nghề.

Tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu, chủng loại hàng hóa, phương thức sản xuất đối với thị trường Mỹ. Khai thác tốt các thị trường xuất

khẩu hiện có, mở rộng thị trường mới. Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạn giá thành tăng khả năng cạnh tranh. Tăng cường hoạt động Marketing cho doanh nghiệp và sản phẩm.

Tập trung đầu tư có trọng điểm theo hướng chun mơn hóa, sản xuất những mặt hàng tương xứng với trình độ cơng nghệ của thiết bị đầu tư mới.

Đẩy mạnh mở rộng ngành nghề kinh doanh theo hướng đa ngành nghề bằng cách tham gia mua cổ phần, trở thành cổ đông không chi phối với các lĩnh vực không phải dệt may, trở thành nhà đầu tư tài chính.

b.Các chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2008.

Năm 2008 công ty xây dựng các chỉ tiêu:

Tổng doanh thu : 275 tỷ, tăng 17-18% so với năm 2007 SXCN tăng 16-17% so với năm 2007

Sản phẩm vải mành sản xuất: 2,75 triệu tấn. Sản phẩm vải địa kỹ thuật : 10,5 triệu m2 Sản phẩm may mặc: 1,535 triệu m2.

Kim ngạch xuất khẩu tăng 18-20% so với cùng kì năm trước, ước tính lợi nhuận cho năm 2008 là 3,4 tỷ đồng.

2. Các yêu cầu đặt ra đối với dịch vụ hậu cần vật tư của công ty. 2.1 Vận tải và giao nhận vật tư 2.1 Vận tải và giao nhận vật tư

Công ty đặt ra các yêu cầu với hoạt động vận tải và giao nhận vật tư : - Hoàn thiện và nâng cao công tác dịch vụ vận tải.

- Lựa chọn hãng vận tải uy tín và tính tốn giảm tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện giao nhận vật tư.

- Đào tạo và nâng cao trình độ logistics đến và tối ưu hóa q trình vận tải. - Hồn thiện hoạt động thuê vận tải đồng thời chuẩn bị đầu tư mua sắm trang thiết bị để thực hiện tự vận chuyển vật tư và hàng hóa.

- Nâng cao trình độ quản lý khâu vận tải và giao nhận hàng hóa.

Đây là vấn đề khó khăn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay. Do quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng cho nên nhu cầu tài chính cho mua sắm vật tư càng tăng nhanh.

Yêu cầu đặt ra đối với khâu chuẩn bị tài chính là:

- Nắm chắc kế hoạch mua sắm vật tư để chuẩn bị số lượng vốn cần thiết một cách nhanh chóng kịp thời và chủ động.

- Quản lý tài chính phải được thực hiện chặt chẽ và minh bạch, đảm bảo lượng tiền không bị thất thốt và phản ánh được đúng tình hình hoạt động của công ty.

- Thiết lập các mối quan hệ với ngân hàng và các nguồn cho vay cũng như các doanh nghiệp cung ứng vật tư để được hưởng những ưu đãi về tài chính.

2.3 Dịch vụ kho hàng bảo quản

Yêu cầu cơ bản trong dịch vụ kho hàng là chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho tiếp nhận và bảo quản vật tư hàng hóa về kho của cơng ty.

Cơng tác giao nhận phải diễn ra nhanh chóng và chính xác.

Nâng cao tính hiện đại của kho hàng, mua sắm và trang bị thêm các thiết bị cho bảo quản vật tư được đảm bảo, giảm mức hao hụt hàng hóa đến mức thấp nhất. Nâng cao trình độ của cán bộ kho trong bảo quản vật tư hàng hóa, nâng cao chất lượng kho hàng của công ty. Đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vật tư hàng hóa.

- Bố trí kho chứa phù hợp với yêu cầu bảo quản và yêu cầu của tổ chức vận động hàng hóa.

- Sơ đồ hóa hệ thống kho chứa, đảm bảo việc tiếp nhận vật tư, chất xếp, xuất hàng theo kế hoạch thống nhất.

- Có hệ thống giấy tờ, chứng từ, thẻ kho, đầy đủ hợp lý và chính xác các nghiệp vụ kho.

- Bố trí cán bộ làm cơng tác kho có các phẩm chất phù hợp tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật tác nghiệp kho.

Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu thường xuyên thay đổi, do trình độ khoa học công nghệ và công nghệ sản xuất luôn được cải tiến. Yêu cầu đặt ra cho hoạt động định mức tiêu dùng nguyên vật liệu tại công ty là:

-Thực hiện xây dựng các định mức khoa học và nâng cao tính chính xác, tính hợp lý của mức tiêu dùng vật tư.

-Xây dựng mức thường xuyên cho các sản phẩm, phù hợp với các dây chuyền công nghệ mới.

-Hoạt động xây dựng mức phải được thực hiện trên các cơ sở khoa học kỹ thuật.

II. Phƣơng hƣớng phát triển dịch vụ hậu cần vật tƣ cho sản xuất của công ty Cổ phần Dệt Công nghiệp Hà Nội.

1.Phương hướng chung cho tồn cơng ty

Công ty đang trong giai đoạn phát triển mạnh, trong mục tiêu phát triển chung cơng ty có phương hướng cụ thể cho hoạt động hậu cần.

- Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của cơng ty thơng qua việc duy trì cơng suất 100% của hai công nghệ dệt vải mành và dệt vải địa kỹ thuật, tăng công suất và đưa vào ứng dụng các dây chuyền mới trong sản xuất vải không dệt.

- Tập trung vào marketing cả đầu ra và đầu vào, chú trọng công tác quản lý tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp với thị trường trong và ngồi nước.

- Tích cực tìm kiếm những khách hàng mới tiêu thụ trên thị trường thế giới. Mở rộng khách hàng, mở rộng quy mô sản xuất

- Không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị, duy trì và nâng cao mơi trường làm việc thân thiện, phát huy các sáng kiến, cải tiến, đảm bảo nâng cao thu nhập và các khoản phúc lợi xã hội cho người lao động.

- Đảm bảo cho sản xuất được tiến hành liên tục và ổn định, đúng theo kế hoạch sản xuất.

- Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư và hoàn thiện các nghiệp vụ vận tải và giao nhận vật tư, bảo quản vật tư và cấp phát vật tư trong doanh nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, sử dụng nguyên vật liệu đầu vào tiết kiệm với mức năm sau cao hơn năm trước.

- Nâng cao chất lượng cung ứng vật tư đầu vào, đảm bảo cung cấp đủ những nguyên vật liệu chủng loại mới phát sinh do cải tiến kỹ thuật cuả sản xuất hay cho sản phẩm mới.

- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cơng nhân tham gia vào quá trình cung ứng vật tư. Đây là phương hướng về nhân lực chủ yếu góp phần cho việc nâng cao hiệu quả của hoạt động mua sắm vật tư .

- Đẩy mạnh cơng tác chuẩn bị tài chính cho mua sắm vật tư của doanh nghiệp, minh bạch hóa các chỉ tiêu tài chính, quản lý hiệu quả dịng tiền sử dụng trong kinh doanh và tăng số vay quay của vốn lưu động.

- Đẩy mạnh nghiên cứu thì trường. Tiến hành hoạt động giao dịch và đàm phán nhằm mục đích giảm giá mua vật tư kỹ thuật.

- Thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng vật tư kỹ thuật.

- Bảo dưỡng bảo trì máy móc thường xuyên để luôn đảm bảo cho máy móc làm việc hết công suất mang lại hiệu quả cao cho sản xuất.

- Giảm tối thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua vận chuyển và giao nhận hàng hóa.

2.Phương hướng cụ thể cho từng bộ phận. 2.1 Phòng nghiên cứu thị trường 2.1 Phòng nghiên cứu thị trường

Hoàn thiện các hoạt động và nghiệp vụ nghiên cứu thị trường các nhà cung ứng đầu vào cho cơng ty, nhằm mục đích lựa chọn được cho doanh nghiệp nhà cung ứng tốt nhất.

Phòng nghiên cứu thị trường tiến hành nghiên cứu các nhà cung ứng dịch vụ vận chuyển, cung cấp tài liệu giúp cho phòng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu lựa chọn và thực hiện kí kết các hợp đồng vận tải cho vận chuyển và giao nhận vật tư.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, xây dựng các căn cứ đánh giá và xác nhận chính xác các nguồn tin của các đơn vị cung ứng.

2.2 Phòng xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư.

Phương hướng phát triển cho phòng xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư được xây dựng dựa vào nhu cầu thiết yếu của sản xuất.

Yêu cầu chung với phòng xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư phải xây dựng kế hoạch mua sắm khả thi phù hợp yêu cầu sản xuất và linh hoạt kịp thời đáp ứng được nhu cầu trong q trình thay đổi sản xuất kinh doanh của cơng ty.

Nắm được toàn bộ hoạt động sử dụng vật tư tại công ty, những biến động trên thị trường kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục.

Luôn hoạt động trong trạng thái chủ động và đạt hiệu quả cao, khẳng định được vai trị của phịng trong tồn bộ q trình mua sắm vật tư.

2.3 Phòng quản lý sản xuất và phòng quản lý kỹ thuật

Mỗi phòng ban làm đúng các nhiệm vụ và hoàn thành kế hoạch được giao. Phịng quản lý sản xuất khơng ngừng giám sát mọi hoạt động sử dụng vật tư tại tất cả các xí nghiệp của cơng ty. Thực hiện đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vật tư và mức độ tiết kiệm vật tư trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Phòng quản lý sản xuất đảm bảo cho kế hoạch sử dụng vật tư được tiên hành đúng theo kế hoạch đã xây dựng, giám sát hoạt động sản xuất, phát hiện và sử lý các trường hợp vi phạm sử dụng lãng phí vật tư của cải của doanh nghiệp.

Phòng quản lý kỹ thuật đẩy mạnh hoàn thiện hoạt động xây dựng các định mức tiêu dùng vật tư, tiến hành xây dựng lại mức tiêu dùng cho từng chủng loại vật tư theo từng quý và từng năm, giám sát và quản lý hoạt động thực hiện mức tại các xí nghiệp. Tổ chức hoạt động kiểm tra cơng suất máy móc thiết bị tại các xí nghiệp, đảm bảo cho máy móc hoạt động hết cơng suất và tu sửa đúng chu kì và kế hoạch.

III. Giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần vật tƣ cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội.

1.Các giải pháp công ty xây dựng để thực hiện mục tiêu đề ra

Một phần của tài liệu Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty cổ phần dệt công nghiệp hà nội (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)