.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty cổ phần dệt công nghiệp hà nội (Trang 43)

1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội hiện nay là một doanh nghiệp sở hữu 51% vốn Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Dệt- May Việt Nam (Bộ công nghiệp). Tên giao dịch quốc tế HAICATEX (Hanoi Industrical Textile Company), trụ sở chính của Công ty đặt tại 93 Lĩnh Nam- phường Mai Động – Quận Hoàng Mai – Hà Nội.

Công ty được thành lập tháng 04/1967, tiền thân là một xí nghiệp thành viên của nhà máy liên hiệp dệt Nam Định.

a.Giai đoạn trước cổ phần hóa ( từ 1967-2004).

Tên gọi ban đầu của nhà máy là Nhà máy dệt chăn, địa điểm tại Xã Vĩnh Tuy-Thanh trì-Hà Nội. Sản phẩm chính của xí nghiệp là chăn chiên được sản xuất từ phế liệu bông đay và sợi rối của nhà máy dệt Nam Định. Sau khi chuyển địa điểm về Hà Nội, di địi hỏi của sản xuất cơng ty phải mua nguyên liệu của các công ty khác như: Dệt 8/3, Dệt kim Đông Xuân...

Từ năm 1970 công ty đã trải qua những bước tiến dài trong chặng đường phát triển.

Năm 1970 với sự trợ giúp của Trung Quốc xí nghiệp tiến hành lắp đặt dây chuyền sản xuất vải mành từ sợi bông để cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy cao su Sao Vàng làm nốp xe đạp.

Năm 1973, xí nghiệp trả lại dây chuyền dệt chăn cho nhà máy dệt Nam Định, đồng thời tiến hành lắp đặt dây chuyền sản xuất vải bạt. Với hai dây chuyền

sản xuất song song nhau, tình hình sản xuất của xí nghiệp dần đi vào ổn định và phát triển.

Tháng 10/1973 xí nghiệp chính thức lấy tên là Nhà máy dệt vải Công Nghiệp Hà Nội. Nhiệm vụ chính của cơng ty là sản xuất các loại vải dùng trong công nghiệp như: vải bạt dùng trong sản xuất giầy, băng tải…vải mành dùng trong sản xuất lốp xe đạp, xe máy, ô tô…các loại sợi se dùng làm chỉ may công nghiệp.

Từ năm 1094 đến năm 1986, cũng như những công ty khác trong cơ chế bao cấp công ty sản xuất theo định mức và kế hoạch của nhà nước. Công ty ln hồn thành vượt mức kế hoạch nhà nước giao với sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Công ty luôn là đơn vị tiên tiến được nhà nước công nhận và khen thưởng, được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3 và huân chương lao động hạng 3.

Từ năm 1986 chuyển sang cơ chế thị trường, công ty mất thế độc quyền và bảo hộ của nhà nước nên phải đối đầu với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt cả trong và ngồi nước.Đây là thời kì khó khăn nhất của cơng ty, tình hình sản xuất ngừng trệ, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được do không đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật.Công ty đã từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và tạo dựng những mối quan hệ vững chắc cho sự phát triển của công ty trong điều kiện mới.

Thực hiện quyết định 91/TTG ngày 07/03/1994 về việc thành lập tập đoàn kinh doanh, ngày 23/08/1994 thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập Tổng công ty dệt may Việt Nam ( VINATEX). Trong tổng công ty bao gồm các thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập, phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Công ty dệt Công Nghiệp Hà Nội là một thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam, được Bộ công nghiệp cấp giấy phép thành lập số 100151 từ ngày 23/08/1994.

Cơng ty đã có lịch sử hơn 40 năm xây dựng và phát triển, trải qua những khó khăn trong cơ chế chuyển đổi và “sự biến động mạnh chưa từng có trong lịch sử kinh tế thế giới”.Cơng ty đã có những bước tiến vững chắc, phát triển về cơ sở vật chất hạ tầng cơ sở, kỹ thuật, trình độ sản xuất cũng như trình độ quản lý.

Cuối năm 2004, do cơ chế thị trường có nhiều biến động công ty phải thu hẹp quy mô sản xuất.

b.Giai đoạn sau cổ phần hóa( từ năm 2005 đến nay) Năm 2005 công ty tiến hành giải thể.

Năm 2006, theo đúng kế hoạch của nhà nước, công ty thực hiện cổ phần hóa lấy tên là “Cơng ty cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội”, trong đó nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ. Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng kinh doanh, nâng cao trình độ cơng nghệ của dây chuyền sản xuất, mở rộng thị trường.

Năm 2007 cơ chế cổ phần hóa ngày càng phát huy được ưu thế trong sự phát triển của cơng ty thích hợp với tình hình mới. Bộ máy hoạt động dần đi vào ổn định và linh hoạt. Doanh nghiệp lấy lại được vị trí độc quyền trong nước trong việc sản xuất các sản phảm vải kĩ thuật cao (như vải không dệt, vải địa kĩ thuật…)

Chất lượng của sản phẩm được công nhận tại các hội chợ, triển lãm thể hiện qua các huy chương vàng mà công ty đạt được như:

+Vải mành cotton: được cấp giấy chứng nhận chất lượng số một trên toàn quốc.

+Vải không dệt: tặng huy chương vàng trong hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế, kĩ thuật công nghiệp.

+ Các sản phẩm của công ty được sản xuất dưới sự kiểm soát của hệ thống chất lượng ISO 9001: 2000.

+Năm 2007 vải mành lốp xe đã được chọn là sản phẩm chủ lực của thành phố Hà Nội và đơn vị được nhận cúp Thăng Long, là doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt May Việt Nam 2007.

1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty

Công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội là công ty sản xuất, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất các loại vải công nghiệp cung cấp cho các thị trường trong và ngồi nước. Bên cạnh đó cơng ty còn kinh doanh các mặt hàng khác như:

dịch vụ cho thuê kho bãi, nhà xưởng, kinh doanh bất động sản ( không bao gồm tư vấn về giá đất), các hoạt động gia công cho sản phẩm may mặc, kinh doanh nước sạch…

Công ty được phép tham gia mọi hoạt động kinh doanh mà pháp luật Việt Nam không cấm trong thời gian khơng xác định.( trích tại điều 2 của Điều lệ tổ chức và hoạt động của cơng ty). Ngồi ra Cơng ty còn được phép kinh doanh một số loại vật tư cho ngành dệt như nhập bơng từ nước ngồi và bán cho các nhà máy sợi như : Dệt 8/3, Dệt Vĩnh Phú….

Hiện nay cơng ty có ba xí nghiệp thành viên: xí nghiệp vải mành, xí nghiệp vải khơng dệt, xí nghiệp may. Mỗi xí nghiệp có quy trình cơng nghệ sản xuất khác nhau, chuyên sản xuất các loại vải công nghiệp phục vụ cho các ngành công nghiệp khác nhau.

2.Quá trình phát triển dịch vụ hậu cần vật tư của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội.

Cùng với quá trình hình thành và phát triển của công ty công tác dịch vụ hậu cần vật tư cũng có những thay đổi và ngày càng hoàn thiện hơn các nghiệp vụ của nó. Q trình phát triển của dịch vụ hậu cần vật tư cũng chia làm hai giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng.

2.1 Giai đoạn trước năm 1986.

Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam tồn tại trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Cũng như các cơng ty khác trong giai đoạn này công ty sản xuất theo chỉ tiêu, định mức và kế hoạch của nhà nước. Nhà nước đóng vai trị chủ đạo trong quản lý và phân phối mọi hạng hóa dịch vụ trong tồn bộ nền kinh tế. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hay cịn được gọi là nền kinh tế “bú mớm”, mọi khâu trong hoạt động của doanh nghiệp đều được nhà nước “chấp nối” và đảm bảo, nhà nước cung cấp vốn cho doanh nghiệp, nhà nước tìm nguồn hàng và phân phối đầu ra cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất đảm bảo đúng chỉ tiêu,kế hoạch nhà nước giao cho.

Trong giai đoạn này hoạt động hậu cần vật tư của doanh nghiệp chính là hoạt động,cung cấp vật tư, lập kế hoạch yêu cầu vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp. Sau khi lập kế hoạch yêu cầu vật tư, doanh nghiệp gửi lên cơ quan quản lý ngành, sau khi xem xét cơ quan quản lý ngành gửi lên bộ chủ quản. Bộ chủ quản là cơ quan tiếp nhận và kiểm tra các yêu cầu trước khi gửi lên Ủy ban kế hoạch nhà nước (UBKHNN). UBKHNN trên cơ sở đó tiến hành lập kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân trình nên chính phủ trên cơ sở yêu cầu của các doanh nghiệp. Chính phủ xem xét và phê duyệt các yêu cầu cung ứng vật tư của các doanh nghiệp, sau đó gửi ngược trở lại các quyết định cho UBKHNN. UBKHNN tiến hành hai công việc gọi là “ ghép mối thương mại”. Một mặt, UBKHNN gửi các yêu cầu đã được phê duyệt ngược trở lại cho bộ chủ quản, bộ chủ quản gửi lại cho doanh nghiệp. Nội dung của các quyết định bao gồm ba nội dung quan trọng: số lượng các chủng loại vật tư được mua, chất lượng và đơn vị sẽ cung ứng vật tư cho doanh nghiệp.Mặt khác, UBKHNN sẽ gửi yêu cầu cung cấp vật tư cho các tổng công ty cung ứng vật tư, yêu cầu cung cấp vật tư cho doanh nghiệp với số lượng, chủng loại và chất lượng đã được nhà nước phê duyệt. Tổng công ty tiến hành cung ứng vật tư cho doanh nghiệp thông qua các công ty trực thuộc có vị trí địa lý thuận tiện trong q trình cung ứng vật tư cho doanh nghiệp.Doanh nghiệp yêu cầu vật tư và các công ty cung ứng vật tư trên cơ sở quyết định của nhà nước tiến hành gặp nhau và thỏa thuận các nội dung trong quá trình thực hiện giao nhận, thời gian giao nhận, phương thức giao nhận và thanh toán.

2.2 Giai đoạn sau năm 1986.

Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường với nhiều biến động và thay đổi lớn. Cơng ty Dệt Cơng nghiệp Hà Nội cũng có những bước trở mình khó khăn, đặc biệt trong hoạt động đảm bảo vật tư của doanh nghiệp có rất nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện mới.

Nhà nước khơng cịn đóng vai trị chủ đạo, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp từ đầu vào đến đầu ra như trước đây, mà chỉ đóng vai trị quản lý vĩ mơ tồn bộ nền kinh tế. Các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường đều chịu những quy

luật chung của thị trường. Trong đó quy luật cạnh tranh ngày càng khốc liệt buộc các doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả nếu không muốn bị loại bỏ trong sân chơi này.

Hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư lúc này khẳng định vai trị to lớn đảm bảo cho q trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường.Trước đây, doanh nghiệp được nhà nước “ cho bú mớm” hồn tồn khơng phải lo đầu ra đầu vào, thì nay doanh nghiệp phải tự tiến hành tất cả các khâu để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.Doanh nghiệp phải làm tốt cơng tác dịch vụ hậu cần vật tư mới có thể hoạt động kinh doanh trên thị trường. Trong cơ chế mới, có rất nhiều nguồn cung ứng nguyên vật liệu, vật tư kỹ thuật cho doanh nghiệp, và doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn cung ứng tốt nhất để thực hiện mua sắm. Chính vì thế doanh nghiệp bắt đầu tiến hành nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các nguồn cung ứng về các mặt chất lượng hàng hóa cung ứng, uy tín trong kinh doanh, vị trí địa lý có thuận tiện trịng giao nhận, và các điều kiện khác có liên quan như giá cả, giảm giá…Muốn lựa chọn được một đối tác tốt nhất cơng ty phải có những thơng tin đáng tin cậy và đầy đủ về các nguồn hàng. Hoạt động nghiên cứu thị trường được công ty ngày càng chú trọng phát triển. Trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi, doanh nghiệp hầu như chỉ mua vật tư từ các nguồn trước đây thường cung ứng cho doanh nghiệp theo sự chắp mối của nhà nước. Một số nguồn hàng truyền thống của doanh nghiệp là: Công ty sao vàng, công ty cao su Miền Nam, cơng ty cao su Biên Hịa…

Nhưng theo cơ chế trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các công ty cung ứng vật tư với chất lượng cao và các điều kiện khác tốt hơn. Mặt khác công ty tiến hành sản xuất các sản phẩm mới, loại bỏ các sản phẩm cũ đã lỗi thời, do đó cần các nguồn cung ứng vật tư kỹ thuật mới.

Doanh nghiệp cần lựa chọn các nguồn hàng khác nhau để đảm bảo hiệu quả cho sản xuất kinh doanh. Công ty bắt đầu mở rộng làm ăn với các đối tác nước ngoài, mua vật tư kỹ thuật và bán các sản phẩm của công ty ra các nước khác nhau trên thế giới. Hoạt động này làm tăng thêm tính phức tạp trong q trình mua sắm

vật tư và tiêu thụ sản phẩm nhưng ngược lại nó mang lại cho doanh nghiệp nguồn lợi nhuận vô cùng lớn.

3. Đặc điểm về dịch vụ hậu cần vật tư của Công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội. Nội.

3.1 Đặc điểm về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm a.Các sản phẩm chủ lực

Sản phẩm chính của cơng ty và cũng là mặt hàng chủ lực của cơng ty đó là vải mành, vải khơng dệt(vải địa kỹ thuật) và sản phẩm may mặc:

-Vải mành: là một trong ba sản phẩm chủ lực của công ty, bao gồm các sản phẩm dùng làm lốp xe, băng tải, dây cu-roa, vải mành nhúng keo nylon.

-Vải không dệt: Đây là sản phẩm mới, được sản xuất trên cơ sở dây chuyền hiện đại của nước ngồi, cơng ty đã lắp đặt dây chuyền sản xuất vải không dệt vào tháng 04/2002. Các sản phẩm vải không dệt bao gồm: vải địa kĩ thuật khơng dệt, vải khơng dệt lót giày, vải mềm trải sàn( gồm thảm miếng và thảm cây).

-Sản phẩm may mặc: bao gồm các sản phẩm như quần áo Jacket, quần áo trẻ em, quần áo sơ mi, quần áo bảo hộ lao động. Đây là sản phẩm công ty thực hiện kinh doanh chủ yếu qua hình thức gia cơng cho nước ngồi, thị trường chủ yếu của sản phẩm may mặc là thị trường EU, Mỹ, ngồi ra cịn tiêu thụ nhỏ trong nước…

b. Đặc điểm về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng gia tăng qua các năm thể hiện quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng. Các chỉ tiêu được tập hợp trong biểu 2.

Giai đoạn 2001-2007 tổng doanh thu tăng 314,01% , tỷ lệ tăng bình quân mỗi năm đạt 45%, giá trị sản xuất công nghiệp so sánh 2007/2001 về tỷ lệ tăng trưởng đạt 333,5%, tỷ lệ bình quân mỗi năm đạt 47,5%.

Doanh thu từ sản xuất công nghiệp tăng cao và liên tục từ năm 2001 thu được 50,298 tỷ đồng đến nay đã thu được 215,8 tỷ đồng, tăng 429%. Doanh nghiệp đã đa dạng hóa kinh doanh, doanh thu từ kinh doanh xăng dầu và kinh

doanh các loại hàng hóa khác cũng đem lại cho doanh nghiệp nguồn doanh thu đáng kể.

Đặc biệt sau khi cổ phần hóa và sau khi Việt Nam gia nhập WTO hoạt động sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp có những thay đổi lớn, ln tăng cao gấp 2 gấp 3 lần sản lượng hành năm. Doanh thu xuất khẩu có nhiều chuyển biến đáng mừng, năm 2007 tăng 26% so với năm 2006.

Năm 2007 doanh thu đạt 245 tỷ đồng tăng 129% KH năm, tăng 32% so với năm 2006.

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 167,5 tỷ đồng vượt mức KH đạt 132,6 % KH năm, tăng 36% so với năm 2006. Đặc biệt doanh thu SXCN đạt 215,8 tỷ (không chưá VAT) tăng 41% so với năm 2006.

Biểu 2: Báo cáo chỉ tiêu hoạt động tiêu thụ chủ yếu

(Giai đoạn 2001-2007)

Nguồn: Phòng sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu

Tình hình sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của cơng ty cũng có những chuyển biến và bước tiến rõ rệt, được thể hiện thông qua các số liệu trong bảng biểu sau. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 KH 2008 1.Giá trị

Một phần của tài liệu Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty cổ phần dệt công nghiệp hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)