Chính sách nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phát triển chính sách sản phẩm của tổng công ty khoáng sản – vinacomin trên thị trường miền bắc (Trang 27)

Theo quan niệm marketing sản phẩm mới có thể là những sản phẩm mới về nguyên tắc, sản phẩm mới cải tiến từ các sản phẩm hiện có hoặc những nhãn hiệu do kết quả nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm của công ty. Nhưng dấu hiệu quan trọng nhất đánh giá sản phẩm đó là sản phẩm mới hay khơng phải là sự thừa nhận của khách hàng.

2.2.3.2. Quy trình nghiên cứu sản phẩm mới

Việc thiết kế sản phẩm mới thường phải trải qua các giai đoạn sau:

* Hình thành ý tưởng:

- Tìm kiếm những ý tưởng về sản phẩm là bước đầu tiên quan trọng để hình thành phương án sản xuất sản phẩm mới. Việc tìm kiếm này được tiến hành một cách có hệ thống và thường căn cứ vào các nguồn thơng tin từ phía khách hàng từ các nhà khoa học, các đối thủ cạnh tranh, nhân viên bán hàng,…

- Ý tưởng về sản phẩm mới thường hàm chứa những tư tưởng chiến lược trong hoạt động kinh doanh và hoạt động marketing của cơng ty.

* Lựa chọn ý tưởng: Mục đích của việc lựa chọn là để cố gắng phát hiện sàng lọc và

thải loại những ý tưởng không phù hợp, kém hấp dẫn, nhằm chọn được ý tưởng tốt nhất. Để làm được điều này mỗi ý tưởng cần phải được trình bày bằng văn bản trong đó có những nội dung chủ yếu là: mơ tả hàng hóa, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, các chi phí có liên quan,… Đó cũng là các tiêu chuẩn để lựa chọn và thẩm định ý tưởng và phương án sản phẩm mới.

* Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới: Sau khi đã có ý tưởng được chọn lựa, mỗi ý tưởng phải được xây dựng thành những dự án hàng hóa. Sau khi đã có dự án về hàng hóa, cần phải thẩm định từng dự án này. Thẩm định dự án là thử nghiệm quan điểm và thái độ của nhóm khách hàng mục tiêu đối với phương án sản phẩm đã mô tả. Qua việc thẩm định dựa trên ý kiến khách hàng tiềm năng kết hợp với các phân tích khác cơng ty sẽ lựa chọn được một dự án sản phẩm chính thức.

* Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới: Sau khi dự án sản phẩm mới tốt

nhất được thông qua, công ty cần soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm. Trên cơ sở các tư liệu đã có trước khi quyết định cho thiết kế sản phẩm ban lãnh đạo công ty

tiến hành duyệt lần cuối cùng về mức độ hấp dẫn của kinh doanh hàng hóa mới, phân tích và cân nhắc kỹ các chỉ tiêu dự kiến về mức bán, chi phí và lợi nhuận.

* Thiết kế sản phẩm hàng hóa mới: Bộ phận nghiên cứu thiết kế sẽ tạo ra một hay

nhiều phương án hay mơ hình hàng hóa. Theo dõi, kiểm tra các thơng số kỹ thuật, các khả năng thực hiện vai trị của hàng hóa và từng bộ phận, chi tiết cấu thành sản phẩm. Tạo ra hàng hóa mẫu, thử nghiệm chức năng của sản phẩm trong phịng thí nghiệm, kiểm tra thơng qua khách hàng hay người tiêu dùng để biết ý kiến của họ.

* Thử nghiệm trong điều kiện thị trường: Nếu sản phẩm mới đã qua được việc thử

nghiệm chức năng và sự kiểm tra của người tiêu dùng thì cơng ty sẽ sản xuất một loạt nhỏ để thử nghiệm trong điều kiện thị trường. Ở bước này, người ta vừa thử nghiệm hàng hóa vừa thử nghiệm các chương trình marketing.

* Triển khai sản xuất hàng loạt và quyết định tung hàng hóa mới ra thị trường: Sau khi thử nghiệm thị trường thì cơng ty đã có căn cứ rõ nét hơn để quyết định có sản xuất đại trà hay khơng? Nếu việc sản xuất đại trà hàng hóa được thơng qua, cơng ty phải bắt tay vào triển khai phương án tổ chức sản xuất và marketing sản phẩm. Trong giai đoạn này, công ty phải thông qua baốn quyết định quan trọng là:

- Khi nào thì tung sản phẩm mới chính thức vào thị trường? - Sản phẩm mới sẽ được tung ở đâu? Và được bán như thế nào? - Sản phẩm mới sẽ được tập trung bán cho đối tượng khách hàng nào?

2.2.4. Chính sách chu kỳ sống của sản phẩm

2.2.4.1. Khái niệm chu kỳ sống của sản phẩm

Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của doanh số tiêu thụ từ khi sản phẩm được tung ra thị trường cho đến khi nó phải rút lui khỏi thị trường.

2.2.4.2. Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

Mức tiêu thụ

Triển khai Tăng trưởng Bão hòa Suy thoái

BH 2.3: Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm * Giai đoạn triển khai đưa sản phẩm ra thị trường:

Trong giai đoạn này, khối lượng hàng hóa được tiêu thụ một cách chậm chạp vì sản phẩm vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến, họ cịn đang “lưỡng lự” vì chưa biết chúng, chưa có nhiều đối chứng về việc tiêu thụ sản phẩm đó. Doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí rất lớn để hồn thiện sản phẩm và nghiên cứu cải tiến. Do đó, lợi nhuận thu được rất thấp, thậm chí là khơng có lợi nhuận.

Nhiệm vụ của doanh nghiệp trong giai đoạn này là phải tìm cách thu hút được sự chú ý của khách hàng. Biện pháp chính được sử dụng trong giai đoạn này là tăng cường hoạt động quảng cáo, tuyên truyền… Cùng với nó là doanh nghiệp phải đảm bảo khối lượng dự trữ để đáp ứng yêu cầu một cách kịp thời.

* Giai đoạn tăng trưởng:

Giai đoạn này có đặc trưng là:

- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhanh do thị trường đã chấp nhận sản phẩm mới. - Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giảm đáng kể do đó doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao.

- Việc mở rộng thị trường tương đối thuận lợi.

- Chi phí cho việc hồn thiện sản phẩm, nghiên cứu thị trường còn ở mức cao. Đối với giai đoạn này cần có các biện pháp sau:

- Giữ nguyên mức giá hoặc giảm để thu hút khách hàng. - Giữ nguyên hoặc tăng chi phí kích thích tiêu thụ.

- Nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng thêm các tính năng mới, sản xuất những mẫu mã mới.

- Xâm nhập vào những thị trường mới. - Sử dụng kênh phân phối mới.

- Thay đổi về thơng điệp quảng cáo để kích thích khách hàng.

* Giai đoạn bão hòa:

Giai đoạn này có xu hướng kéo dài nhất so với các giai đoạn khác trong chu kỳ sống của sản phẩm. Giai đoạn này có đặc trưng là sản lượng hàng hóa bán ra ổn định. Việc cạnh tranh ở giai đoạn này diễn ra quyết liệt hơn, do có nhiều sản phẩm cùng loại và sản phẩm dễ bị

sao chép vì vậy sự co giãn của cầu với giá là rất lớn. Doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Cải biến thị trường, tức là tìm thị trường mới cho hàng hóa. - Cải biến hàng hóa, thay đổi một số yếu tố, đặc tính của hàng hóa. - Cải biến các cơng cụ marketing-mix.

* Giai đoạn suy thoái: Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự giảm sút nghiêm trọng trong khối

lượng tiêu thụ và lợi nhuận thu được. Giải pháp cho giai đoạn này là doanh nghiệp phải có những sản phẩm thay thế, để tránh đà sụt giảm về khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.2.5. Chính sách nhãn hiệu và bao bì sản phẩm

2.2.5.1. Chính sách nhãn hiệu sản phẩm

Khi thực hiện chính sách sản phẩm của mình, các doanh nghiệp phải quyết định hàng loạt các vấn đề có liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa. Các vấn đề cơ bản nhất họ thường phải quyết định là:

- Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay khơng? Việc gắn nhãn cho sản phẩm có ưu điểm là thể hiện được lịng tin của người mua đối với nhà sản xuất khi họ dám khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường qua nhãn hiệu.

- Ai là người chủ nhãn hiệu hàng hóa? Thường thì nhà sản xuất nào cũng muốn mình là người chủ đích thực về nhãn hiệu hàng hóa do mình sản xuất ra.

- Tương ứng với nhãn hiệu đã chọn, chất lượng hàng hóa có những đặc trưng gì? Vì nhãn hiệu hàng hóa là để thể hiện sự hiện diện của nó trên thị trường, song vị trí và sự bền vững là do chất lượng quyết định.

- Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào? Thơng thường có những các đặt tên sau:

+ Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho cùng loại mặt hàng nhưng có đặc tính khác nhau.

+ Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các hàng hóa được sản xuất bởi cơng ty. + Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng biệt của hàng hóa. + Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dịng họ hàng hóa.

- Quyết định cuối cùng là sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các hàng hóa khác nhau của cùng một mặt hàng.

Với đa số các hàng hóa, bao bì là một yếu tố rất quan trọng. Để tạo ra bao bì có hiệu quả cho một loại hàng hóa thì phải thơng qua hàng loạt các quyết định nối tiếp nhau như sau:

- Xây dựng quan niệm về bao bì: bao bì tn thủ ngun tắc nào? Nó đóng vai trị như thế nào đối với một mặt hàng cụ thể? Nó phải cung cấp thơng tin gì hàng hóa?...

- Quyết định về các khía cạnh: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày và có gắn nhãn hiệu hay khơng?

- Quyết định về thử nghiệm bao gói bao gồm: thử nghiệm về kỹ thuật, về hình thức, về khả năng chấp nhận của người tiêu dùng, thơng tin trên bao bì sản phẩm.

- Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của bản thân cơng ty.

2.2.46. Chính sách dịch vụ khách hàng

Một số yếu tố cấu thành sản phẩm hoàn chỉnh là dịch vụ khách hàng. Tùy vào từng loại hàng mà tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng là khác nhau. Các nhà quản trị thường phải quyết định các vấn đề liên quan đến việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng:

- Các yếu tố dịch vụ mà khách hàng địi hỏi và khả năng của cơng ty có thể cung cấp là gì?

- Chất lượng dịch vụ và cơng ty phải đảm bảo cho khách hàng đến mức độ nào so với các đối thủ cạnh tranh.

- Chi phí dịch vụ tức là khách hàng được cung cấp dịch vụ miễn phí hay theo mức giá cả nào.

- Lựa chọn hình thức cung cấp dịch vụ: Công ty tự tổ chức lực lượng cung cấp dịch vụ hay dịch vụ được cung cấp bởi các trung gian bn bán.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM Ở THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC CỦA

TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN – VINACOMIN

3.1. Tổng quan tình hình kinh doanh của Tổng cơng ty Khống sản – VINACOMIN

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng cơng ty Khống sản – VINACOMIN

Tên gọi đầy đủ: TỔNG CƠNG TY KHỐNG SẢN – VINACOMIN

 Trụ sở chính: 193 đường Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

 Địa chỉ giao dịch : 193 đường Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

 Tel: (84.4) 6287.6666 – (84.4) 6285.6519  Fax: (84.4) 6288.3333

 Website: http://vimico.vn/

 Giấy phép kinh doanh: 0100103087  Ngày bắt đầu hoạt động: 27/10/1995

 Mã số thuế: 0100103087 Ngày cấp: 01/07/2010  Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty TNHH Nhà nước một thành viên.  Vốn điều lệ: 1350 000 000 000 đồng.

Lịch sử phát triển của Tổng công ty:

- Tổng cơng ty Khống sản - Vinacomin (tiền thân là Tổng cơng ty Khống sản Việt Nam) là doanh nghiệp Nhà nước, hạng đặc biệt, được thành lập theo Quyết định số 1118/QĐ/TCCBĐT ngày 27 tháng 10 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng (cũ) nay là Bộ Công thương trên cơ sở hợp nhất Tổng cơng ty Khống sản Q hiếm Việt Nam và Tổng cơng ty Phát triển Khống sản.

- Ngày 18 tháng 2 năm 2003 theo Quyết định của Bộ Công nghiệp, Tổng công ty Đá quý và Vàng Việt Nam sáp nhập vào Tổng cơng ty Khống sản Việt Nam. Theo Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg, ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành

lập Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam; theo đó Tổng cơng ty Khống sản Việt Nam thành Tổng cơng ty Khống sản - Cơng ty con của Tập đồn. Tổng cơng ty Khống sản - Vinacomin hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con.

3.1.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng cơng ty Khống sản –VINACOMIN VINACOMIN

* Điều tra, khảo sát, thăm dị địa chất các loại khống sản;

* Khai thác các loại khoáng sản, kim loại màu (thiếc, chì, kẽm, đồng); Kim loại đen (sắt, mangan, crom); Khống sản phi kim loại; Khoáng sản quý hiếm (đất hiếm, vàng, bạc, bạch kim, đá quý và đá bán quý), các loại nguyên vật liệu sử dụng trong hàng trang sức như ngọc trai, san hô;

* Tuyển luyện, gia công, chế biến các loại khống sản; Gia cơng, chế biến các loại khống sản, gia cơng chế tác sản xuất hàng trang sức, mỹ nghệ; Sản xuất các mặt hàng công nghiệp, dân dụng từ khống sản, kim loại;

* Nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ kỹ thuật vào lĩnh vực thăm dò, luyện kim, đá quý, vàng, ngọc trai, hàng trang sức mỹ nghệ;

* Đào tạo chuyên gia về ngọc học, công nhân kỹ thuật gia công chế tác đá quý, vàng, ngọc trai, hàng trang sức mỹ nghệ;

* Kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại khoáng sản; Các loại sản phẩm chế biến từ khoáng sản, đá quý, vàng, ngọc trai, hàng trang sức mỹ nghệ, các loại vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành khai thác và chế biến khoáng sản, đá quý, vàng và hàng trang sức mỹ nghệ;

* Xây lắp cơng trình cơng nghiệp mỏ - luyện kim và cơng trình dân dụng; * Tư vấn đầu tư và xây dựng về khai thác và chế biến khoáng sản;

* Kinh doanh, dịch vụ khách sạn, cho thuê văn phòng, dịch vụ vận tải;

* Kinh doanh vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá bằng tầu hoả, ôtô và đường thuỷ nội địa;

* Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (khơng bao gồm kinh doanh phịng hát karaoke, vũ trường, quán bar);

* Kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm), thức ăn và phụ gia thức ăn gia súc, gia cầm, phân bón các loại, vật liệu xây dựng, bột trợ lọc nước, bia, rượu, cao su và các sản phẩm chế biến từ cao su.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng cơng ty Khống sản – VINACOMIN

(Nguồn: Phịng hành chính của Tổng cơng ty) BH 3.1: Cơ cấu tổ chức của Tổng cơng ty Khống sản – Vinacomin.

Mơ hình cấu trúc tổ chức của Tổng cơng ty được xây dựng theo mơ hình cấu trúc tổ chức theo chức năng nhằm phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Tổng cơng ty. Mơ

hình tổ chức này có những ưu điểm sau: hỗ trợ nhân viên nhận diện khá chính xác về cơng việc và có định hướng sự nghiệp rõ ràng trong bộ phận chức năng của mình, cho phép chun mơn hóa sâu, dễ quản lý, tạo ra lợi thế về nguồn lực và quy mô khi vận hành.

- Hội đồng thành viên: là cơ quan quản lý có thẩm quyền cao nhất của Tổng công ty, gồm tất cả các thành viên có quyền biểu quyết.

- Ban kiểm sốt: là cơ quan thay mặt các cổ đơng kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của Tổng cơng ty. Ban kiểm sốt gồm 3 người, nhiệm kỳ 3 năm.

- Ban điều hành Tổng công ty:

Tổng giám đốc Tổng công ty: là người có quyền lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Tổng công ty và trực tiếp điều khiển việc quản lý của

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phát triển chính sách sản phẩm của tổng công ty khoáng sản – vinacomin trên thị trường miền bắc (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)