Giải pháp xử lý nợ xấu đã phát sinh

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) quản lý nợ xấu của sở giao dịch ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 55 - 56)

5. Kết cấu khóa luận

3.3. Các giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu trong thời gian tới tại Sở giao

3.3.2. Giải pháp xử lý nợ xấu đã phát sinh

- Thực hiện thật tốt và quyết liệt để xử lý tối đa các khoản nợ xấu đã phát sinh:

Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ làm việc trong bộ phận xử lý nợ xấu, tiếp tục tiến hành các biện pháp cần thiết để xử lý nợ xấu, chọn ra những cán bộ có khả năng phù hợp với việc xử lý nợ xấu của từng khoản nợ. Ban lãnh đạo cần chỉ đạo quyết liệt trong công tác thu hồi nợ xấu. Đối với những khoản nợ lớn thì cán bộ SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần xơ sát hơn với tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty để đạt hiệu quả thu nợ tốt hơn. Sở giao dịch cần có khuyến khích về vật chất đối với những thành tựu, nỗ lực cụ thể trong việc xử lý nợ xấu khi những nỗ lực đó đưa lại kết quả trong thực tế.

- Thực hiện hiệu quả hơn việc xử dụng quỹ dự phịng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu và cơng tác xố nợ tại Sở giao dịch:

Hiện tại, cơng tác sử dụng quỹ dự phịng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu và cơng tác xoá nợ đối với những khoản nợ đủ điều kiện xố nợ theo quy định cịn rất chậm trễ. Nguyên nhân bắt nguồn từ nhiều lý do trong đó lý do là sự phê duyệt chậm trễ của Hội sở chính Ngân hàng Vietcombank và của NHNN. Có những khoản nợ nội bảng đủ điều kiện dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý hoặc có những khoản nợ ngoại bảng đủ điều kiện xoá nợ nhưng khi Sở giao dịch Vietcombank Nam trình lên Hội sở chính và Ngân hàng Nhà nước

để trình xin xố nợ hoặc sử dụng quỹ dự phịng rủi ro để xử lý nợ xấu thì cơng tác phê duyệt lại q chậm trễ. Việc này ảnh hưởng lớn đến tiến động xử lý nợ xấu của Sở giao dịch. Sở giao dịch Vietcombank nên có kiến nghị với các cấp để đẩy mạnh công tác nêu trên.

- Đẩy mạnh công tác bán nợ đối với những khoản nợ đã được xử lý DPRR tín dụng.

Bằng việc tham gia thị trường mua bán nợ, Sở giao dịch có thể mua bán nợ kể cả các khoản nợ cịn trong nội bảng với mục đích muốn thay đổi có cấu danh mục đầu tư cho phù hợp với tình hình thị trường. Ngoài ra, việc bán những khoản nợ đã được xử lý dự phòng rủi ro là một biện pháp hữu hiệu để Sở giao dịch có thể thực hiện thu hồi được một phần của các khoản nợ vốn đã được xử lý bằng quỹ dự phòng.

Tuy nhiên, giải pháp bán những khoản nợ nêu trên của Sở giao dịch hiện nay gặp phải khá nhiều khó khăn. Thứ nhất là do thị trường mua bán nợ ở Việt Nam còn chưa phát triển, gần như mới ở giai đoạn sơ khai. Đối tượng mua nợ cịn rất ít. Chỉ có một cơng ty mua bán nợ của Bộ tài chính là Cơng ty DATC hiện nay thực hiện việc mua nợ còn các đối tượng khác thì rất ít trên thị trường. Chính vì sự độc quyền này nên khiến cho các Tổ chức tín dụng thường chịu nhiều thiệt thịi trong việc bán nợ cho Công ty DATC. Thứ hai, bản chất các khoản nợ đang hạch toán ngoại bảng của SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là những khoản nợ đã được xử lý hết tài sản bảo đảm, những đối tượng thu nợ còn giữ liên lạc với Ngân hàng cịn rất ít, hầu hết là các khoản nợ đã đủ tiêu chuẩn trình xố nợ hoặc các khoản nợ chưa đủ tiêu chuẩn xố nợ do khơng có tun bố phá sản, giải thể của các cấp có thẩm quyền nên khi đặt vấn đề bán nợ là khá khó khăn. Mặc dù việc bán nợ có nhiều khó khăn nhưng khơng phải là khơng thực hiện được. Vì vậy, bán nợ cũng là một trong những giải pháp tốt giúp SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giải quyết các khoản nợ.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) quản lý nợ xấu của sở giao dịch ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)