5. Kết cấu khóa luận
3.1. Các kết luận qua nghiên cứu thực trạng quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
3.1.1. Những thành công mà Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã đạt được trong công tác quản lý nợ xấu đã đạt được trong công tác quản lý nợ xấu
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động với những cơ hội và thách thức nhưng với lợi thế là một Chi nhánh lớn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Sở giao dịch Vietcombank vẫn ln duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, có khối lượng vốn huy động lớn, giữ vai trò cung ứng vốn cho toàn hệ thống Ngân hàng Vietcombank để qua đó ngày càng khẳng định được vị thế “anh cả” trong đại gia đình Vietcombank.
Cơng tác quản lý nợ xấu của Sở giao dịch cũng đã đạt được những kết quả khá tốt, cụ thể như sau: SGD đã thành lập được Tổ xử lý nợ xấu, hoạt động tách biệt khỏi các Phịng tín dụng. Tổ xử lý nợ xấu chỉ tập chung vào công tác thu hồi nợ, khơng thực hiện cấp tín dụng nên đảm bảo được hiệu quả tốt hơn trước. Đồng thời SGD cũng thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá và xếp hạng tín dụng khách hàng để qua đó thực hiện cho vay theo đúng định hướng của HSC là theo xếp hạng tín dụng của đơn vị nhằm hạn chế những khoản nợ xấu mới phát sinh.
Nếu như tổng nợ xấu vào năm 2010 là 585 tỷ đồng năm 2011 là 905 tỷ đồng thì đến hết năm 2012 tổng nợ xấu đã giảm chỉ còn 332 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu đã giảm khá mạnh qua các năm: Từ con số tỷ lệ nợ cao là 8,7% năm 2010, 9,28% năm 2011 đã giảm xuống con số 2,86% vào năm 2012.
3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân3.1.2.1. Những mặt còn tồn tại 3.1.2.1. Những mặt còn tồn tại
- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng chưa hồn thiện:
Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng cịn thể hiện nhiều điểm chưa phù hợp, cụ thể là đối với những khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền của Chi nhánh, khơng phải trình lên Hội sở chính, bộ phận tiếp xúc khách hàng tại Chi nhánh đảm nhiệm từ việc tiếp nhận hồ sơ cấp tín dụng và tự thẩm định cấp tín dụng nên sẽ khơng tránh khỏi sự thiếu khách quan trong q trình quyết định cấp tín dụng, tiềm ẩn những rủi ro xảy ra đối với các khoản cấp tín dụng. Việc thẩm định rủi ro tại Phịng quản lý rủi ro tại Hội sở chính được thực hiện theo hình thức tái thẩm định. Hầu hết việc thẩm định được thực hiện trên cơ sở những hồ sơ đề xuất của Chi nhánh đưa lên, những cán bộ của Phòng quản lý rủi ro tín dụng tại HSC thiếu sự tiếp xúc trực tiếp với hoạt động kinh doanh của khách hàng nên việc thẩm định rủi ro thực sự chưa mang lại hiệu quả cao.
Từ mơ hình quản lý rủi ro tín dụng được đưa ra chưa hồn thiện dẫn đến quy trình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp đang thiếu khâu thẩm định rủi ro tín dụng độc lập đối với các khoản vay tại Chi nhánh, chỉ có một số các Cơng ty mà mức giới hạn tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội sở chính thì Chi nhánh mới trình lên HSC, cịn đối với các khách hàng cịn lại chi nhánh tự quyết định việc cấp tín dụng mà khơng có bộ phận thẩm định rủi ro độc lập. Đây là một kẽ hở lớn dễ dẫn đến rủi ro tín dụng phát sinh, sẽ làm phát sinh nợ xấu.
- Công tác theo dõi, giám sát khoản vay, kiểm tra sử dụng vốn vay chưa đạt hiệu quả cao:
Công ty tác theo dõi, giám sát khoản vay cịn mang nặng tính hình thức, đối phó. Cán bộ tín dụng thực hiện việc theo dõi, giám sát, kiểm tra sử dụng vốn vay chưa bám sát tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp mà chỉ tiến hành kiểm tra mang tính hời hợt, chưa có sự đối chiếu sổ sách kế tốn của khách hàng …Vì vậy, dẫn đến nội dung trên biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay hoặc các báo cáo trình lên cấp trên khơng phản ánh được những điểm đáng lưu ý về tình hình kinh doanh của khách hàng mà đó có thể là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.
- Chất lượng cơng tác thẩm định tài sản thế chấp chưa cao:
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và SGD nói riêng đã có quy định về nhận tài sản thế chấp nhưng quy định này chủ yếu đề cập đến nội dung về tỷ lệ tài sản bảo đảm, chưa có quy trình nghiệp vụ cụ thể cũng như các tiêu chí trong việc định giá sản thế chấp. Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp cho công tác định giá tài sản thế chấp, nguồn thông tin để khai thác, phục vụ cho công tác thẩm định tài sản cịn hạn chế. Vì vậy, đưa đến một thực trạng là, cơng tác thẩm định tài sản để nhận làm tài sản thế chấp tại sở giao dịch chưa có quy chuẩn, chất lượng thẩm định chưa cao.
- Quy trình phân loại nợ và trích lập DPRR đang được áp dụng chưa phù hợp.
Theo quy trình phân loại nợ hiện hành thì phân loại nhóm nợ dựa hồn tồn vào mức xếp hạng của khách hàng, không dựa vào thời gian thực tế của khoản nợ. Đây thực sự còn là một bất cập đối với việc phân loại nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và của Sở giao dịch nói riêng. Như chúng ta đã biết mỗi mỗi nhóm nợ có tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể khác nhau dẫn đến số tiền trích lập dự phịng rủi ro khác nhau. Với quy trình phân loại nợ hiện nay thì sẽ xảy ra trường hợp có những khoản nợ đã quá hạn trên 10 ngày (nghĩa là được phân vào nhóm 2 theo quy định trước đây) thì hiện nay nếu như nếu mức xếp hạng được phân vào nhóm 1 thì đương nhiên khoản nợ vẫn ở nhóm 1 và tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro cụ thể là 0%. Việc quá hạn này chỉ được đánh giá vào phần lịch sử nợ quá hạn khi đến kỳ chấm điểm xếp hạng tín dụng tiếp theo. Đây là một vấn đề còn chưa phù hợp khi đánh giá các khoản nợ, ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Hệ thống công nghệ thông tin đã lỗi thời, chưa được cập nhật hiện đại:
Hệ thống phần mềm lõi của Ngân hàng TMCP Ngoại thương đã được ra đời từ những năm 2000 nên tính đến thời điểm hiện tại nó đã có tính lỗi thời, gây nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý của các cấp lãnh đạo và cán bộ tín dụng trong việc quản lý tín dụng.
- Chất lượng cán bộ trong cơng tác thẩm định cịn chưa đồng đều, trình độ thẩm định cịn thể hiện sự yếu kém:
Cán bộ làm cơng tác thẩm định tín dụng cịn có trình độ chưa đồng đều dẫn đến cơng tác điều hành, quản lý đối với hoạt động tín dụng khá khó khăn. Chất lượng cán bộ tín dụng có trình độ chưa cao dẫn đến chất lượng cơng tác thẩm định cịn hạn chế. Đối với một số cán bộ tín dụng, khả năng tự phát hiện rủi ro tín dụng đối với các khoản vay là khá khó khăn. Đặc biệt, có một số cán bộ do trình độ hạn chế nên việc nắm bắt tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo của cấp trên và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ chưa sâu dẫn đến sự lúng túng trong quá trình triển khai, thực hiện nghiệp vụ tín dụng cũng là yếu tố có thể dẫn đến rủi ro tín dụng.
3.1.2.2. Ngun nhân
a, Nguyên nhân Khách quan:
Môi trường pháp lý không thuận lợi: Môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng cịn chưa thuận lợi cho hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Các quy định liên quan đến vấn đề tài sản thế chấp cịn nhiều bất cập. Có rất nhiều tài sản của Doanh nghiệp hiện nay khơng có đăng ký sở hữu trong khi đây lại là điều kiện bắt buộc đối với các tài sản được sử dụng làm tài sản thế chấp.
Ảnh hưởng của biến động thị từ thị trường trong nước và thế giới: Ngân hàng cũng phải đối mặt với những khó khăn từ thị trường trong nước và thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, sau cuộc khủng hoảng tài chính trên tồn thế giới, thị trường thế giới đang diễn biến phức tạp, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước đều giảm mạnh so với các năm trước, một nền kinh tế lớn trên thế giới là Mỹ, Châu Âu đang đứng trước nguy cơ giảm sút về tiềm lực tài chính. Hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đều bị những Cơng ty đánh giá tín nhiệm có uy tín trên thế giới đã đánh tụt hạng nền kinh tế. Qua đó cho thấy một dấu hiệu không mấy khả quan cho nền kinh tế thế giới.
b, Nguyên nhân chủ quan:
Trong Công tác ngăn ngừa nợ xấu phát sinh:
- Việc ban hành chính sách quản lý rủi ro tín dụng chưa đi liền với thực tế:
Như chúng ta đã biết, nguồn gốc của nợ xấu bắt nguồn từ rủi ro tín dụng. Chính vì vậy, một chính sách quản lý rủi ro tín dụng chưa hồn thiện sẽ là ngun nhân tiềm ẩn dẫn đến nợ xấu phát sinh. Với chính sách quản lý rủi ro tín dụng có nhiều mặt tồn tại như đã phân tích ở phần trên bắt nguồn từ cơng tác ban hành chính sách quản lý rủi ro tín dụng chưa chưa thực sự phát huy được tác dụng của việc quản lý rủi ro. Với chính sách hiện nay cịn thể hiện nhiều kẽ hở dễ dẫn đến rủi ro tín dụng xảy ra.
- Cịn thiếu bộ phận thẩm định tài sản bảo đảm độc lập, chuyên nghiệp:
Nguyên nhân dẫn đến chất lượng thẩm định tài sản tại SGD cịn chưa đạt chất lượng tốt vì hiện tại SGD chưa có bộ phận thẩm định tài sản bảo đảm chuyên nghiệp, việc nhận tài sản thế chấp, định giá cũng như thẩm định tài sản thế chấp cho các khoản vay tại SGD Vietcombank được tiến hành bởi chính cán bộ tín dụng. Trên thực tế cán bộ tín dụng chưa hẳn đã có nghiệp vụ chun sâu về cơng tác thẩm định tài sản, không được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này nên thiếu kỹ năng thẩm định tài sản chuyên nghiệp. Mặt khác, hiện tại theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thì giá trị tài sản có ảnh hưởng đến giá trị cấp tín dụng nên khi cơng tác thẩm định tài sản khơng được tiến hành bởi một bộ phận độc lập thì dễ dẫn đến khả năng giá trị giá tài sản được đánh giá cao hơn, dễ dẫn đến rủi ro khi tổn thất xảy ra.
- Chưa có bộ phận kiểm tra, giám sát khoản vay độc lập:
Nguyên nhân khiến cho công tác kiểm tra, giám sát khoản vay chưa đạt hiệu quả là do chưa có bộ phận kiểm tra, giám sát khoản vay độc lập với bộ phận tín dụng. Hiện tại, cơng tác theo dõi khoản vay và kiểm tra sau cho vay được tiến hành bởi cán bộ trực tiếp quản lý khách hàng. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay không được tiến hành bởi một bộ phận độc lập nên sẽ nảy sinh vấn đề là: Cán bộ tín dụng đã quá quen thuộc khách hàng, nghĩ rằng mình đã hiểu rõ khách hàng nên đôi khi bỏ qua những động tác kiểm tra cần thiết hoặc đơi khi vì một lợi ích bên ngồi mà cán bộ tín dụng sẵn sàng bỏ qua việc nêu ra vấn đề khách hàng sử dụng vốn sai mục đích....
- Bộ phận ban hành quy trình về phân loại nợ chưa có định hướng phù hợp với thực trạng đánh giá khoản nợ:
Trước đây, việc phân loại nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thực hiện theo nội dung của điều 6, quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, theo đó việc phân loại sẽ được dựa vào thời gian thực tế của khoản nợ. Tuy nhiên, đến năm 2010, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam bắt đầu sửa đổi quy trình phân loại nợ, theo đó áp dụng theo nội dung của điều 7, quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Theo quy định mới này, NHNT áp dụng việc phân loại nợ chỉ dựa vào mức xếp hạng tín dụng của khách hàng, khơng dựa vào tình trạng khoản nợ. Việt áp dụng như vậy đã dẫn đến quy trình phân loại nợ có nhiều tồn tại như đã nêu ở phần trên. Nguyên nhân là do, bộ phận ban hành chính sách về phân loại nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có định hướng chưa đúng về quy trình phân loại nợ, dẫn đến điểm chưa phù hợp. Hiện tại NHNN Việt Nam đang soạn thảo Quyết định về phân loại nợ để thay thế quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Theo định hướng của Quyết định mới này, việc phân loại nợ sẽ được áp dụng theo hướng kết hợp giữa xếp hạng tín dụng của khách hàng và thực trạng khoản nợ.
- Việc cập nhật hệ thống công nghệ thông tin chưa kịp thời:
Hiện tại, phần mềm lõi của NHNT đang sử dụng đã lạc hậu, chưa theo kịp được một số các Ngân hàng khác. Nguyên nhân của vấn đề này là NHNT chưa có sự đầu tư phù hợp để nâng
cấp chất lượng của hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho các hoạt động khác của Ngân