5. Kết cấu khóa luận
3.2. Định hướng phát triển tín dụng và quản lý nợ xấu của Sở giao dịch Ngân
- Chưa có chính sách tuyển dụng, đào tạo cán bộ phù hợp:
Hiện tại, chất lượng cán bộ tín dụng tại Sở giao dịch có chất lượng chưa đồng đều, chuyên môn nghiệp vụ cịn chưa đáp ứng tốt nhu cầu cơng việc. Nguyên nhân của vấn đề này là do cơng tác tuyển dụng cán bộ cịn chưa được chú trọng đúng người, đúng việc, cơng tác đào tạo cịn chưa được đầu tư đúng mức...
Trong công tác xử lý nợ xấu:
- Cơng tác xử lý nợ xấu chưa có phương pháp đúng đắn:
Mặc dù, SGD đã rất cố gắng trong công tác xử lý nợ xấu nhưng những phương pháp thực hiện còn chưa thực sự quyết liệt và đúng đắn. Như với khoản nợ nội bảng, số dư nợ chủ yếu là của Công ty CP container quốc tế CAS. Đây có thể nói là một điểm nhức nhối đối với nợ xấu nội bảng của Sở giao dịch. Tuy SGD cũng đã tiến hành theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị để nắm bắt được các nguồn tiền về để thu nợ kịp thời nhưng đồng thời cũng phải cho vay ra với số tiền lớn hơn để duy trì hoạt động kinh doanh của Cơng ty. Với cách thức như trên nên tổng dư nợ xấu nhóm 5 của Sở giao dịch đã tăng thêm 300 tỷ đồng từ 2010 đến 2011. Có thể nói, SGD đã cố gắng bám sát tình hình của Cơng ty để thu nợ nhưng khi cán bộ của SGD không trực tiếp tham gia hàng ngày tại Cơng ty để có thể nắm bắt tận gốc những vấn đề xảy ra tại Cơng ty thì chắc chắn không thể nắm bắt hết những khúc mắc trong hoạt động kinh doanh để quản lý tốt nguồn thu nợ. Với cách thức quản lý các khoản nợ quá hạn như những năm gần đây thì khơng tránh khỏi tình trạng những Công ty như Công ty CP container quốc tế CAS tận dụng những cơ hội để dùng vốn vào những việc không cần thiết, làm giảm bớt khả năng SGD thu được nợ.
Với các khoản nợ xấu ngoại bảng, việc thu hồi những khoản nợ này là vấn đề rất khó khăn. Ngồi các Cơng ty có thể trả nợ thường xuyên Sở giao dịch như Công ty dệt may Nam định mỗi tháng trả nợ cho Sở giao dịch khoảng 860 triệu đồng, Công ty Đức Phương trả nợ cho Sở giao dịch khoảng 3.000 USD, cịn lại các Cơng ty khác hầu hết là các Công ty không cịn khả năng trả nợ, có một số Cơng ty đã phá sản hoặc biến mất mà chưa được tuyên bố phá sản nên không đủ điều kiện để Sở giao dịch trình xóa nợ theo quy định dẫn đến tình trạng các khoản nợ bị treo lơ lửng mà không biết hướng giải quyết.
3.2. .....Định hướng phát triển tín dụng và quản lý nợ xấu của Sở giao dịch Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam TMCP Ngoại thương Việt Nam
3.2.1. Định hướng chung
Trong những năm tới, Sở giao dịch Vietcombank sẽ lỗ lực phấn đấu tiếp tục giữ vững là một trong những Chi nhánh đứng đầu của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, là đơn vị cung ứng vốn cho hệ thống Ngân hàng Vietcombank nên công tác trọng tâm của Sở giao dịch là công tác huy động vốn. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn trong những năm tới khoảng 18% đến 20%/năm (trong đó, huy động vốn từ khách hàng tổ chức là
15%/năm), giữ vững thị phần huy động vốn chiếm 22% trong toàn hệ thống và 5,5% trên địa bàn thành phố Hà Nội. Về huy động vốn, đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25%-28%/năm trong đó, tỷ trọng cho vay SMEs chiếm 18%/tổng dư nợ, cho vay đầu tư dự án chiếm 40% tổng dư nợ. Về thanh toán xuất nhập khẩu đặt mục tiêu tăng trưởng doanh số 10%/năm, phí dịch vụ tăng 14 – 15%/năm. Đồng thời SGD Vietcombank sẽ tiếp tục phát triển hoạt động tín dụng. Đối tượng khách hàng của SGD trong thời gian tới là những khách hàng mang mầu sắc tư nhân, các Cơng ty thuộc các tập đồn lớn. Phương thức là đẩy mạnh tiếp cận và phát triển quan hệ tín dụng đối với các khách hàng có tỷ lệ tài sản bảo đảm cao, đáng ứng tốt theo quy định của Hội sở chính và tăng cường mức độ an tồn cho hoạt động tín dụng của SGD.
3.2.2. Định hướng phát triển đối với hoạt động quản lý nợ xấu.
a. Đối với công tác ngăn ngừa nợ xấu phát sinh.
Đối với công tác ngăn ngừa nợ xấu, Sở giao dịch có định hướng như sau:
+ Chính sách quản lý rủi ro tín dụng: Bên cạnh việc tuân thủ theo quy trình quản lý rủi ro tín dụng theo quy định của Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Sở giao dịch có những biện pháp riêng để ngăn ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với các khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền của SGD.
+ Thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình thị trường, có chính sách cơ cấu danh mục đầu tư hợp lý, đảm bảo tăng dư nợ cho vay đối với những ngành nghề ít rủi ro, có lộ trình giảm dư nợ đối với các ngành nghề có nhiều rủi ro.
+ Tập trung cơng tác đào tạo để nâng cao trình độ cán bộ thẩm định tín dụng, cán bộ kiểm tra, giám sát tuân thủ.
b. Đối với công tác xử lý nợ xấu:
Với nợ nội bảng:
Về nợ xấu nội bảng: Trong thời gian sắp tới, Sở giao dịch đặt ra kế hoạch duy trì tỷ lệ nợ xấu là: Tính đến cuối năm 2013 sẽ dưới 2%. Đồng thơi Sở giao dịch tiếp tục thực hiện tăng trưởng dư nợ đủ tiêu chuẩn và không làm gia tăng nợ xấu để giúp cho tỷ lệ nợ xấu của Sở giao dịch Vietcombank giảm xuống. Ngoài ra, để thực hiện tốt việc giảm tỷ lệ nợ xấu, với các khoản nợ nợ xấu của các khách hàng khác như: Công ty Việt Hoa, Công ty TNHH khn mẫu và cơ khí SQC, cơng ty kim loại Hồng Gia, Cơng ty đầu tư XNK XD&P..., Sở giao dịch tập trung thực hiện các biện pháp cần thiết để thu nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu của Sở giao dịch.
Đối với nợ đang được hạch toán ngoại bảng:
Sở giao dịch đặt ra mục tiêu đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu ngoại bảng. Cụ thể năm 2013, Sở giao dịch đặt ra mục tiêu thu hồi được khoảng hơn 30 tỷ đồng từ nợ đã xử lý dự phòng rủi ro. Để thực hiện tốt việc thu hồi nợ xấu, SGD cần thực hiện thống kê lại tồn bộ tình hình của các khoản nợ, đánh giá khả năng thu hồi của từng khoản nợ để có biện pháp thực hiện cần thiết đối với từng khoản nợ. Phương hướng cụ thể đối với từng khoản nợ như sau: + Đối với khoản nợ của Công ty CP Đầu tư XNK XD&P, Sở giao dịch cần đẩy mạnh quá
trình làm việc với Tồ án kinh tế để kiến nghị Toà án yêu cầu Tổ thanh lý tài sản Công ty CP Đầu tư XNK XD&P để hoàn thiện việc bàn giao tài sản cho bên mua nợ.
+ Đối với các khoản nợ mà Sở giao dịch Vietcombank xác định được là cịn khả năng thu nợ nhưng khách hàng khơng hợp tác trong việc trả nợ, SGD vận dụng toàn bộ các biện pháp cần thiết để gây sức ép trả nợ đối với khách hàng.
+ Đối với các khoản nợ khơng xác định được khách hàng cịn tồn tại hay không, Sở giao dịch kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để ban hành các chính sách nhằm có biện pháp giải quyết các khoản nợ dạng như trên, tránh trường hợp để tồn tại theo dõi ngoại bảng q lâu mà khơng có cách giải quyết.