5. Kết cấu khóa luận
2.4. Phân tích dữ liệu thứ cấp về quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch Ngân hàng
2.4.2. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Sở giao
Bảng 2.7: Số dư nợ ngoại bảng đã xử lý DPRR
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số dư nợ ngoại bảng đã xử lý DPRR 466 401 389
Nguồn: Báo cáo nợ ngoại bảng của Sở giao dịch giai đoạn 2010-2012
Nhìn vào bảng trên có thể thấy số dư nợ xấu ngoại bảng của Sở giao dịch trong 03 năm trở lại đây có giảm đi, trong đó SGD Vietcombank dùng thêm quỹ Dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, theo dõi ra ngoại bảng với con số rất nhỏ. Điều này thể hiện, công tác thu hồi nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro của Sở giao dịch mang lại kết quả khá tích cực.
c, So sánh tỷ lệ nợ xấu của SGD VCB với một số Chi nhánh trong cùng hệ thống:
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu của một số Chi nhánh VCB trong cùng hệ thống
Đơn vị: %
Tên Chi nhánh/Năm 2010 2011 2012
Sở giao dịch VCB 8,7 9,28 2,86
VCB – Chi nhánh Hà Nội 5,23 8,05 3,50
VCB – Chi nhánh Thành Công 1,75 5,76 2,25
VCB – Chi nhánh Chương Dương 2,52 6,01 1,77
Nguồn: Các báo cáo hoạt động tín dụng của một số Chi nhánh VCB
Nhìn vào bảng tỷ lệ nợ xấu của các Chi nhánh có thể nhận thấy rằng, tỷ lệ nợ xấu của Sở giao dịch vẫn còn cao hơn tỷ lệ nợ xấu của các Chi nhánh trong 03 năm trở lại đây. Qua đó có thể thấy rằng vấn đề nợ xấu của SGD vẫn rất cần được quan tâm.
2.4.2. ....Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dịchNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam