Cơng tác phịng ngừa nợ xấu phát sinh

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) quản lý nợ xấu của sở giao dịch ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 37 - 41)

5. Kết cấu khóa luận

2.4. Phân tích dữ liệu thứ cấp về quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch Ngân hàng

2.4.2.1. Cơng tác phịng ngừa nợ xấu phát sinh

a, Chính sách quản lý rủi ro tín dụng và thẩm quyền cấp tín dụng đang được áp dụng:

Chính sách quản lý rủi ro tín dụng: Vấn đề quản lý rủi ro tín dụng ln được Ngân

hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Sở giao dịch nói riêng rất quan tâm. Chính sách và mơ hình quản lý rủi ro tín dụng ln được Ban lãnh đạo chú trọng và thay đổi cho phù hợp với tình hình hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.

Sự thay đổi trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng áp dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam:

Nếu như trước tháng 07/2008, mơ hình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Vietcombank được tổ chức theo phương thức: Tại từng Chi nhánh có chia bộ phận tín dụng làm 3 Phịng. Phòng Quan hệ Khách hàng chịu trách nhiệm tiếp nhận tồn bộ các nhu cầu

của khách hàng, nêu các thơng tin về khách hàng vào Báo cáo đề xuất cấp tín dụng, Phịng Quản lý rủi ro tín dụng chịu trách nhiệm về thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng, Phịng quản lý nợ chịu trách nhiệm giải ngân hồ sơ do Phịng Quản lý rủi ro tín dụng chuyển sang sau khi tiến hành thẩm định xong thì bắt đầu từ ngày 01/09/2008, mơ hình quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Vietcombank được áp dụng theo mơ hình mới, theo đó tại từng Chi nhánh chỉ cịn 02 bộ phận tham gia vào q trình cấp tín dụng, cụ thể: Phòng Khách hàng/Đầu tư dự án/ SMEs chịu trách nhiệm tiếp cận khách hàng, nắm bắt toàn bộ các nhu cầu của khách hàng, thực hiện thẩm định rủi ro để quyết định cấp tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hồ sơ sau khi đã được duyệt sẽ được chuyển cho Phòng Quản lý nợ để giải ngân.

Việc quản trị rủi ro được thay đổi từ việc xóa bỏ mơ hình có Phịng quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong hệ thống. Việc quản lý rủi ro hiện nay được tập trung về Phòng quản lý rủi ro tín dụng tại Hội sở chính, Phịng này thực hiện chức năng quản lý rủi ro của toàn hệ thống.

Thẩm quyền cấp tín dụng: Thẩm quyền xem xét, cấp tín dụng được Hội sở chính quy

định giao cho từng Chi nhánh. Trong giới hạn thẩm quyền này, Chi nhánh được tự quyết định cấp tín dụng. Đối với những mức cấp tín dụng cao hơn mức đã được giao theo thẩm quyền, Chi nhánh phải trình lên Hội sở chính xin phê duyệt. Với mơ hình quản lý rủi ro tín dụng như hiện nay đã khắc phục được tồn tại trước đây là đã khắc phục được việc làm chậm trễ q trình cấp tín dụng cho khách hàng do mơ hình trước đây làm cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng phải thơng qua Phịng quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

b, Quy trình cấp tín dụng đang áp dụng tại Sở giao dịch:

Đối với khách hàng doanh nghiệp

Việc cấp tín dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp được thống nhất thực hiện theo nguyên tắc chuẩn là cán bộ tín dụng phải tiến hành xác định một mức giới hạn tín dụng nhất định cho từng khách hàng. Trong giới hạn tín dụng này bao gồm tất cả cảc loại hạn mức như: Hạn mức cho vay, hạn mức tài trợ thương mại…

Việc cấp tín dụng được thực hiện trên cơ sở các hạn mức tín dụng đã được cấp. Tất cả các những cơng việc liên quan đến q trình tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, lập các báo cáo cấp tín dụng đều do cán bộ bộ phận tiếp xúc khách hàng là cán bộ các Phòng Khách hàng/ Đầu tư dự án/ SMEs đảm nhận. Chỉ có đến khâu giải ngân hồ sơ sẽ được đưa cho Phòng Quản lý nợ để tác nghiệp giải ngân trên hệ thống.

Đối với khách hàng thể nhân:

Đối với khách hàng thể nhân, Sở giao dịch cấp tín dụng trên cơ sở cấp tín dụng có tỷ lệ tài sản bảo đảm nhất định. Đối với các món vay có tài sản bảo đảm là bất động sản thì tỷ lệ tài sản bảo đảm tính trên giá trị mỗi món vay là 70%, đối với tài sản bảo đảm là Nhà ở thì tỷ lệ này là 60%. Về mức phán quyết cấp tín dụng đối với những khoản vay có giá trị trên 10 tỷ đồng phải trình qua Hội đồng tín dụng SGD, đối với những khoản vay có giá trị nhỏ hơn

10 tỷ đồng chỉ cần trình qua Ban Giám đốc Sở giao dịch phê duyệt. Ngồi ra, SGD cịn có sản phẩm cho vay tín chấp đối với một số cán bộ làm việc tại các cơ quan Nhà nước dựa vào bảng xác nhận chức vụ và xác nhận lương của cơ quan mà người xin vay đang công tác. Đối tượng khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng rất phức tạp nên rất dễ xảy ra rủi ro khi cho vay. Thực tế cho thấy, với các khách hàng vay tín dụng theo phương thức xác nhận lương dễ xảy ra khả năng người vay chuyển nơi làm việc nhưng cơ quan không thông báo cho Ngân hàng nên nhiều trường hợp khách hàng không tiếp tục trả nợ vay.

c, Thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín dụng:

Sự thay đổi trong quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Vietcombank nói chung và Sở giao dịch Ngân hàng Vietcombank nói riêng:

Nếu như trước đây, việc chấm điểm xếp hạng khách hàng được thực hiện 01 năm/01lần. Thời gian thực hiện khi cán bộ rà sốt giới hạn tín dụng đối với khách hàng. Phương thức thực hiện là thực hiện theo file excel do cán bộ tín dụng tự nhập thơng tin báo cáo tài chính và tình hình phi tài chính của Khách hàng để đưa ra được mức xếp hạng thì kể từ ngày 17/03/2010, theo Quyết định số 117/QĐ-VCB.CSTD, việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng được thực hiện định kỳ 03 tháng/01 lần. Phương thức tiến hành là dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được lập thành phần mềm do Hội sở chính quản lý, cán bộ tại các Chi nhánh thực hiện nhập thơng tin tài chính và phi tài chính của khách hàng trên hệ thống và hệ thống tự cho điểm, xếp hạng khách hàng. Đối với những khách hàng thuộc thẩm quyền phê duyệt tín dụng của HSC thì Chi nhánh phải thơng qua Phịng Quản lý rủi ro tín dụng HSC để chấm điểm xếp hạng tín dụng. Việc xếp hạng tín dụng được tiến hành theo định kỳ 03 tháng/01 lần giúp cho việc đánh giá hạng của khách hàng được chính xác hơn và mang tính cập nhật hơn.

d, Quy trình phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro:

Quy trình phân loại nợ của mỗi Ngân hàng thương mại có ảnh hưởng lớn đến cơng tác quản lý nợ xấu của NHTM đó, cụ thể hơn là có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nợ xấu của NHTM. Việc thực hiện phân loại nợ dựa theo yếu tố nào quyết định đến con số nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN để quy định về vấn đề này. Từ trước đến nay, các NHTM chủ yếu thực hiện việc phân loại nợ dựa theo nội dung của điều 6, quyết định này, tức là phân loại nhóm nợ dựa vào thời gian của khoản nợ. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, việc phân loại nợ bắt đầu được thực hiện theo hướng không chỉ dựa vào thời gian của khoản nợ mà việc phân loại nợ dựa vào sự đánh giá cả vấn đề tài chính và phi tài chính trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là một trong số ít các NHTM bắt đầu thực hiện áp dụng việc phân loại nợ theo hướng dựa vào sự đánh giá tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng kể từ đầu năm 2010.

Sự thay đổi trong quy trình phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Sở giao dịch nói riêng:

Nếu như thời điểm trước Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thực hiện việc thực hiện phân loại theo điều 6 của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì từ thời điểm Quý II/2010, việc phân loại nợ được thực hiện theo hướng áp dụng điều 7 của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, tức là việc phân loại nợ không dựa vào thời gian của khoản nợ như trước đây mà việc phân loại nhóm nợ hiện nay được căn cứ hoàn toàn vào mức xếp hạng của khách hàng. Mức xếp hạng khách hàng được thực hiện định kỳ 03 tháng/01 lần và dựa vào việc đánh giá tình hình tài chính, phi tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.

e, Vấn đề nguồn lực con người trong cơng tác phịng ngừa nợ xấu:

Nhân tố nguồn lực con người luôn là nhân tố quan trọng trong mọi hoạt động của bất kỳ một tổ chức nào đặc biệt trong Ngân hàng là một tổ chức dịch vụ chun nghiệp địi hỏi con người phải có trình độ cao. Tại SGD Vietcombank khơng có bộ phận lập chính sách về quản lý tín dụng. Việc ban hành chính sách về quản lý tín dụng được thực hiện do Phịng Chính sách tín dụng thuộc Hội sở chính và các Chi nhánh trong đó có SGD thực hiện theo các chính sách được HSC ban hành. Nguồn lực con người trong quy trình quản lý tín dụng bao gồm con người công tác ở bộ phận lãnh đạo Ngân hàng, Phịng Chính sách tín dụng, Phịng quản lý rủi ro tín dụng thuộc HSC, các cán bộ thuộc có vai trị tiếp xúc, thẩm định khách hàng, bộ phận kiểm tra giám sát tuân thủ của SGD. Tuy nhiên việc tổ chức nhân sự ở bộ máy quản lý rủi ro tín dụng cịn có một số điểm tồn tại là: Cán bộ ban hành chính sách thuộc Phịng Chính sách tín dụng và cán bộ thuộc bộ phận thẩm định của Phòng Quản lý rủi ro tín dụng của Hội sở chính phần lớn cịn là các cán bộ trẻ, kinh nghiệm về cấp tín dụng chưa có nhiều nên chắc chắn việc ban hành chính sách tín dụng để áp dụng trong hệ thống cịn nhiều bất cập; Cán bộ thuộc các bộ phận tiếp xúc và thẩm định khách hàng tại SGD cịn chưa có trình độ đồng đều, thiếu kinh nghiệm về các nghiệp vụ bổ trợ như nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, nghiệp vụ về bảo lãnh...có một số cán bộ khơng được đào tạo đúng chuyên ngành nên khá khó khăn trong việc thực hiện cơng việc.

f, Về công tác tổ chức quản lý tín dụng:

Cơng tác tổ chức quản lý tín dụng cịn nhiều có bất cập: Như việc thẩm định cho vay cịn thiếu thơng tin về thị trường, ngành hàng, việc kiểm tra trước và sau cho vay còn hạn chế, đặc biệt cơng tác kiểm tra trước cho vay cịn mang nặng tính hình thức chưa được tiến hành độc lập.

g, Về công nghệ thông tin đang áp dụng:

Cơng nghệ thơng tin đóng vai trị rất quan trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng đối với các NHTM nói chung và SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam nói riêng. Hệ thống cơng nghệ thơng tin càng hiện đại càng giúp cho Ngân hàng tra cứu thông tin tốt, quản lý tốt phân loại nợ theo các ngành...từ có kịp thời có dự báo dư nợ theo các ngành...giúp cho công tác quản trị rủi ro và quản lý nợ xấu được tốt. Tuy nhiên, phần mềm lõi của Ngân hàng TMCP Ngoại thương là phần mềm đã được mua từ những năm 2000, đã khá cũ nên việc

thực hiện quản lý trên hệ thống cịn khá nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) quản lý nợ xấu của sở giao dịch ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)