Công tác xử lý nợ xấu tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) quản lý nợ xấu của sở giao dịch ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 41 - 44)

5. Kết cấu khóa luận

2.4. Phân tích dữ liệu thứ cấp về quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch Ngân hàng

2.4.2.2. Công tác xử lý nợ xấu tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Cơng tác xử lý nợ xấu có vai trị hết sức quan trọng đối với hoạt động quản lý nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu tốt có thể làm giảm con số nợ xấu đã phát sinh tại Sở giao dịch, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu.

a, Những Chính sách đã thực hiện để xử lý nợ xấu:

Quyết định số 106/QĐ-NHNT.CSTD được ban hành để điều chỉnh việc xử lý nợ xấu:

Trong bối cảnh tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng, vào tháng 04/2009, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã ban hành Quyết định số 106/QĐ- NHNT.CSTD quy định về quản lý và xử lý nợ có vấn đề. Trong quyết định này có quy định cụ thể: Khách hàng có nợ có vấn đề ngồi việc là khách hàng có nợ xấu theo quy định về phân loại nợ, trích lập và xử lý dự phịng rủi ro, khách hàng có nợ đã xử lý dự phòng rủi ro chưa thu đang hạch tốn ngoại bảng cịn là những khách hàng chưa bị phân loại thành nợ xấu nhưng có một hoặc các dấu hiệu rủi ro sau:

- Hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, ngừng trệ, dừng triển khai. - Gặp khó khăn trong đầu tư...

- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất cân đối tài chính - Khách hàng khơng có thiện chí hợp tác.

- Khách hàng hoặc người đại diện theo pháp luật bị khởi tố......

Tổ xử lý nợ xấu được thành lập để thực hiện công tác xử lý nợ xấu:

Theo quyết định số 106/QĐ-NHNT.CSTD, những Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3% trong 2 quý liên tiếp hoặc nếu xét thấy cần thiết Chi nhánh phải thành lập Tổ xử lý nợ xấu. Tổ xử lý nợ xấu tại Chi nhánh do Giám đốc Chi nhánh quyết định thành lập. Nhiệm vụ của Tổ xử lý nợ xấu là chuyên trách quản lý và tham mưu cho lãnh đạo trong việc xử lý và thu hồi nợ có vấn đề. Trên cơ sở đó, Tổ xử lý nợ xấu của Sở giao dịch Vietcombank được thành lập trực thuộc sự quản lý của Giám đốc SGD. Tổ này chuyên trách trong việc xử lý nợ xấu. Nhờ có sự hoạt động tích cực của Tổ xử lý nợ xấu mà công tác xử lý nợ xấu đối với cả nợ xấu nội bảng và nợ đã được xử lý dự phòng rủi ro đã được thu hồi khá tốt.

b, Thực trạng công tác thu hồi nợ xấu:

Kết quả thu hồi nợ xấu nội bảng:

Bảng 2.9: Con số nợ xấu thu hồi được

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng số nợ thu được

Trong đó 222 305 572

Số tiền thu hồi được từ nợ nội bảng 176 223 426

Số tiền thu hồi được từ nợ ngoại bảng 46 82 146

(Nguồn: Báo cáo kết quả thu hồi nợ tại SGD Vietcombank 2010-2012)

Nhìn vào bảng kết quả trên cho thấy, SGD Vietcombank đã đạt được kết quả khá tốt trong công tác thu hồi nợ xấu nội bảng. Trong năm 2011, Sở giao dịch đã tiến hành thu hồi nợ xấu nội bảng với các con số thu hồi nợ nội bảng là 305 tỷ VND trong đó thu được từ Cơng ty CP Container quốc tế là 105,8 tỷ VND. Đặc biệt, trong năm 2010 và 2011, Sở giao dịch đã quyết liệt xử lý dứt điểm con số nợ xấu phát sinh từ năm 2010 do Công ty Cung ứng dịch vụ hàng không là 24 tỷ VND, Công ty Chăn nuôi chế biến là 26,38 tỷ VND và Công ty Hong Trang 30 tỷ VND... Trong vòng 03 năm từ năm 2010 đến hết năm 2012, Sở giao dịch đã thu hồi được tổng số 1099 tỷ đồng nợ xấu nội bảng.

Với nỗ lực thu hồi nợ xấu như trên cùng với việc tăng trưởng dư nợ tốt đã giúp cho Sở giao dịch giảm được tỷ lệ nợ xấu từ mức 8,7% năm 2010 xuống 2,86% năm 2012. Đây thực sự là kết quả rất đáng khích lệ.

Kết quả thu hồi nợ xấu Ngoại bảng:

Mặc dù, công tác thu hồi nợ xấu ngoại bảng là cơng tác khó khăn. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả nợ xấu ngoại bảng mà Sở giao dịch đã thu hồi được có thể thấy SGD đã rất nỗ lực trong công tác thu hồi nợ đã xử lý dự phòng rủi ro.

Trong năm 2010, SGD đã thu được 46 tỷ đồng nợ đã xử lý dự phòng rủi ro; năm 2011, SGD đã thu được 82 tỷ đồng; năm 2012, SGD đã thu được với số tiền khá lớn là 146 tỷ đồng. Tổng số trong 03 năm, Sở giao dịch thu hồi được 274 tỷ đồng nợ ngoại bảng.Với sự nỗ lực không ngừng của tổ xử lý nợ xấu tại SGD và dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Giám đốc, SGD đã đạt được kết quả tốt trong công tác thu hồi nợ xấu năm 2012. Với thành tích này, Sở giao dịch đã được Hội sở chính tun dương về cơng tác xử lý nợ xấu cho năm 2012.

c, Thực trạng cơng tác xử lý rủi ro, trích lập dự phịng rủi ro tại Sở giao dịch:

Kết quả trích lập dự phịng rủi ro tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Tổng dư nợ 6.732 9.751 11.598

2. Tổng số tiền trích lập DPRR 1.011 1.126,9 312,4

- Dự phịng chung 118 134,6 134,3

- Dư phòng cụ thể 893 992,3 178,1

(Nguồn: Báo cáo tình hình trích lập dự phịng tại Sở giao dịch năm 2010 - 2012)

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, tổng số tiền SGD trích lập dự phịng rủi ro từ 2010 đến năm 2012 giảm mạnh. Nguyên nhân là do bắt đầu từ Quý II năm 2010, SGD thực hiện việc phân loại nợ dựa vào xếp hạng tín dụng của khách hàng nên đã có một số khách hàng khơng có nợ q hạn nhưng mức xếp hạng lại được phân loại vào hạng nhóm 2 dẫn đến con số trích lập dự phịng rủi ro cụ thể tăng lên. Tuy nhiên, do khoản vay đối với Công ty CP container quốc tế và một số cơng ty thuộc nhóm đen khác đã được thu hồi nên đã góp phần làm giảm mức DPRR.

Thực trạng công tác xử lý nợ xấu bằng quỹ Dự phịng rủi ro:

Có thể thấy những năm trước đây, số tiền từ quỹ dự phòng rủi ro được Sở giao dịch sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng rất ít, cụ thể là: Trong năm 2010 và 2011 Sở giao dịch khơng sử dụng dự phịng để xử lý khoản nợ xấu nào. Thực trạng của vấn đề này là do năm 2011 có một số khoản nợ xấu đủ điều kiện sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nhưng SGD đã trình HSC quá lâu mà chưa được phê duyệt. Tuy nhiên đến năm 2012 thì ngồi các biện pháp xử lý những khoản nợ xấu của SGD, Hội sở chính cũng đã phê duyệt cho SGD được sử dụng quỹ DPRR để xử lý những khoản nợ xấu rất lớn của những đơn vị thuộc nhóm đen như Cơng ty CP container quốc tế, Cơng ty CP An Phu, Công ty TNHH Hong Trang… khiến tỷ lệ nợ xấu tại SGD giảm mạnh vì vậy mà số tiền mà SGD phải trích lập DPRR năm 2012 giảm đi đáng kể.

Nhận xét chung: Thông qua những số liệu và sự phân tích thực trạng quản lý nợ xấu tại Sở

giao dịch Vietcombank những năm gần đây ta nhận thấy rằng công tác quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch đã bước đầu mang lại hiệu quả rất tích cực.

CHƯƠNG 3. CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) quản lý nợ xấu của sở giao dịch ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)