Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu về quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) quản lý nợ xấu của sở giao dịch ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 29 - 30)

5. Kết cấu khóa luận

2.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu về quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch

hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu mà khóa luận sử dụng gồm hai loại: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

a, Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Việc thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được thực hiện thông qua quan sát trực tiếp thực tế kinh doanh tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, thiết lập các phiếu điều tra trắc nghiệm Khách hàng và Ngân hàng, phỏng vấn chuyên gia.

 Về phương pháp điều tra trắc nghiệm

Nội dung điều tra: hỏi câu hỏi liên quan trực tiếp tới tình hình nợ cho vay của Sở giao dịch và những vấn đề liên quan tới việc theo dõi, thu hồi các khoản nợ cho vay.

Phương pháp phỏng vấn điều tra trắc nghiệm được thực hiện qua các bước:

 Bước 1: Xác định đối tượng điều tra.

 Bước 2: Lập phiếu điều tra

 Bước 3: Phát phiếu điều tra.

 Bước 4: Thu lại phiếu điều tra

 Bước 5: Xử lý phiếu điều tra, tập hợp kết quả điều tra.

 Về phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Mục đích: thu thập thơng tin cần thiết mà chưa tìm hiểu được qua phiếu điều tra trắc nghiệm. Phỏng vấn những người am hiểu về vấn đề quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch Vietcombank. Từ đó biết được thêm thơng tin về cơng tác quản lý nợ xấu tại SGD.

 Bước 1: Xác định đối tượng phỏng vấn

 Bước 3: Tiến hành phỏng vấn

 Bước 4: Ghi chép tổng hợp lại nội dung trả lời của các chuyên gia để phục vụ cho việc nghiên cứu

Để thuận lợi cho quá trình điều tra, phỏng vấn, các câu hỏi điều tra, phỏng vấn được thiết kế vào bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi với nội dung định tính, xoay quanh vấn đề quản lý nợ xấu của Sở giao dịch, tình hình, hiệu quả và định hướng phát triển, các giải pháp cần đặt ra cho ngân hàng trong thời gian tới nhằm giải quyết vấn đề quản lý nợ xấu tại SGD Vietcombank.

b, Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp có thể được thu thập từ các nguồn sau:

- Nguồn tài liệu bên trong: Dữ liệu được thu thập thơng qua báo cáo tài chính, tổng hợp kết quả kinh doanh, báo cáo dư nợ qua các năm từ 2010-2012 của Sở giao dịch, báo cáo của phòng quản lý rủi ro. Các bảng sao kê tín dụng, báo cáo các hoạt động cho vay, quản lý nợ, các bảng thống kê theo dõi và thu hồi các khoản cho vay của SGD.

- Nguồn tài liệu bên ngoài: Các dữ liệu từ nguồn sách báo như giáo trình nghiệp vụ ngân hàng, cùng với các báo thương mại, kinh tế, chính sách của Nhà nước, chính phủ, các trang Website hữu ích để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa ngân hàng và nền kinh tế quốc gia cũng như quốc tế thông qua những đánh giá từ những tác động của các nhân tố môi trường tới hoạt động của ngân hàng…

2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Đối với dữ liệu sơ cấp: Khi thu thập được các phiếu điều tra trắc nghiệm, kiểm tra tính hợp lý của thông tin ghi trên các phiếu. Lập bảng tổng hợp dữ liệu trên từng phiếu tổng hợp, vấn đề nào được chú trọng, đang cần giải quyết.

- Đối với dữ liệu thứ cấp: Dựa trên các chỉ tiêu thực hiện lập bảng so sánh dạng cột ghi chép đầy đủ các khoản mục, các chỉ tiêu, các số liệu (cả tuyệt đối và tương đối) để thấy được sự thay đổi của các chỉ tiêu đó qua các năm. Từ các số liệu thu được ta phân tích để tìm ra cái đạt được và chưa đạt được trong công tác quản lý nợ xấu của Sở giao dịch.

- Công cụ sử dụng: phương pháp thống kê bảng biểu, đồ thị, sử dụng phần mềm Microsoft Word 2010 và Microsoft Excel 2010 nhằm thống kê tìm ra xu hướng hay đặc trưng chung của các yếu tố phân tích.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) quản lý nợ xấu của sở giao dịch ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)