1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển nhân lực
1.2.4.1. Tiêu chí về số lượng và cơ cấu nhân lực
Phát triển số lượng nhân lực là việc đảm bảo số lượng nhân lực trong doanh nghiệp luôn phù hợp với điều kiện phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Đảm bảo số lượng nhân lực cho từng bộ phận, đáp ứng đủ số lượng theo nhu cầu cần thiết, tránh thừa thiếu nhân lực ở từng bộ phận và toàn bộ tổ chức là thể hiện phát triển nhân lực.
Phát triển nhân lực cũng chịu tác động rất lớn bởi cơ cấu nhân lực. Trong một số đơn vị tổ chức cơ cấu nhân lực được chia làm 3 lớp: nhân lực trẻ, nhân lực ổn định (trung tuổi), nhân lực cao tuổi.
Nhân lực trẻ hiện nay có số lượng dồi dào nhưng chất lượng nhân lực thấp, từ đó tạo sức ép việc làm dẫn đến thiếu việc làm và thất nghiệp.
Nhân lực ổn định (trung tuổi): đối với nhân lực này thì có kỹ năng và kinh nghiệm rất phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Nhân lực cao tuổi: nhân lực này có sức lao động thấp, mức sống cao, khó đáp ứng trong việc phát triển của doanh nghiệp.
Về cơ cấu giới tính, cơ cấu trình độ, cơ cấu nghề nghiệp, vv... trong tổ chức, doanh nghiệp phải được bố trí hợp lý theo các tỷ lệ phù hợp để quá trình làm việc, hoạt động của các bộ phận, của tổ chức, doanh nghiệp hiệu quả.
1.2.4.2. Tiêu chí nâng cao chất lượng nhân lực
kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần quan tâm đến các nội dung nâng cao chất lượng nhân lực như:
a. Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Môi trường kinh doanh hiện nay thường xuyên thay đổi do vậy việc phát triển trình độ chun mơn cho người lao động là rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động là trang bị cho NLĐ những kiến thức và kỹ năng mới để thích nghi với mơi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Doanh nghiệp khơng chỉ thực hiện những khố đào tạo để đáp ứng các thay đổi của nền kinh tế mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần dự báo trước được những thay đổi tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra những chương trình đạo tạo để giúp NLĐ có thể chuẩn bị trước về chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng khi nền kinh tế có sự thay đổi. Phát triển trình độ chun mơn nghiệp vụ cần phải thực hiện các nội dung như:
- Xác định xu hướng trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và những thay đổi lớn tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ 5 năm đến 10 năm.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn và ngắn hạn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng cho NLĐ.
- Xây dựng tiêu chuẩn về chuyên mơn nghiệp vụ với từng vị trí trong doanh nghiệp để từ đó định hướng các khố học phù hợp với từng đối tượng NLĐ.
b. Phát triển trình độ kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng nghề nghiệp được hiểu là khả năng của con người thực hiện công việc nghề nghiệp một cách có hiệu quả trong một thời gian thích hợp, với các điều kiện nhất định, dựa vào sự tích hợp nhuần nhuyễn các kiến thức, kỹ năng, thái độ. Phát triển trình độ kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động là phát triển những kỹ năng mà người lao động đã được đào tạo trong thời gian học tập nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Căn cứ trên mục tiêu phát
triển và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, Doanh nghiệp sẽ có các chương trình nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Một số kỹ năng nghề nghiệp quan trọng NLĐ cần có trong q trình làm việc như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian ...
1.2.4.3. Chính sách và quy định nhân sự
Chính sách và quy định nhân sự là tập hợp các nguyên tắc chỉ đạo, quy tắc, phương pháp, thủ tục được định ra gắn với hoạt động tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân lực nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đã định trước của doanh nghiệp. Hiện nay, tại các doanh nghiệp chính sách và quy định nhân sự là hệ thống các quy định, quy tắc về tuyển dụng, khen thưởng, đề bạt, kỷ luật,...của doanh nghiệp. Thơng thường, những chính sách nhân sự này được quy định bởi Ban lãnh đạo công ty và được kiểm sốt bởi người đứng đầu bộ phận nhân sự.
Các chính sách và quy định nhân sự trong doanh nghiệp sẽ bao gồm các chính sách về tuyển dụng, đào tạo và phát triển, chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ nhân viên.