Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển nhân lực tại Tổng công ty Dịch vụ Xăng dầu Petrolimex (Trang 37 - 42)

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.5.1. Nhân tố bên ngồi

Tình hình phát triển kinh tế

Sự phát triển kinh tế xã hội: Trước tình hình nền kinh tế thế giới cũng như

trong nước diễn biến phức tạp như hiện nay, hàng loạt các DN ngừng hoạt động hoặc phá sản. Trong số DN đang tiếp tục hoạt động để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh các DN buộc phải giảm biên chế lực lượng lao động hoặc một mặt duy trì được lực lượng lao động có tay nghề, một mặt phải giảm chi phí lao động. Cơng ty phải quyết định giảm phúc lợi, giảm giờ làm việc, cho nhân viên nghỉ chờ việc.

Ngược lại khi kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn định, cơng ty lại có nhu cầu phát triển lao động mới để mở rộng sản xuất, tăng cường đào tạo huấn luyện nhân viên. Việc mở rộng này địi hỏi cơng ty phải tuyển thêm người có trình độ, địi hỏi phải tăng lương để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi và cải thiện

điều kiện làm việc.

Sự phát triển của khoa học - công nghệ: Khoa học công nghệ phát triển

làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, đòi hỏi người lao động phải được trang bị các kiến thức, kỹ năng mới. Với cơ chế, chính sách đãi ngộ, sử dụng và đào tạo như hiện nay, chúng ta ngày càng thiếu cán bộ kỹ thuật có trình độ cao và đội ngũ cơng nhân lành nghề. Điều này ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai nghiên cứu đón đầu các kỹ thuật, cơng nghệ mới. Các chính sách hỗ trợ cho DN trong lĩnh vực khoa học - cơng nghệ vẫn chưa cụ thể nên trình độ khoa học kỹ thuật cịn thấp, việc tiếp thu triển khai cơng nghệ, kỹ thuật mới cịn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Để đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, các công ty đã phải áp dụng khoa học cơng nghệ, cải tiến thiết bị, kỹ thuật…Chính điều đó đặt ra rất cao đối với người lao động. Trong thời gian sắp tới, lĩnh vực khó khăn nhất đối với các DN là việc đào tạo người lao động theo kịp với đà phát triển quá nhanh của khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Sự thay đổi kỹ thuật trong DN địi hỏi phải có thêm lao động có trình độ cao có năng lực và việc tuyển mộ những người này không phải là chuyện dễ. Sự thay đổi khoa học kỹ thuật cũng đồng nghĩa là đưa máy móc thiết bị vào thay con người các dây chuyền sản xuất cần ít người hơn mà vẫn sản xuất ra số lượng sản phẩm tương tự nhưng chất lượng hơn. Điều này có nghĩa là nhà quản trị phải đào tạo lực lượng để theo kịp sự thay đổi về khoa học kỹ thuật và sắp xếp lại lực lượng lao động dư thừa trong DN.

Tốc độ phát triển của khoa học - công nghệ vừa là yếu tố thuận lợi nhưng cũng đặt ra khơng ít khó khăn cho các DN trong PTNL cho phù hợp với mục tiêu và định hướng của tổ chức.

Sức ép từ đối thủ cạnh tranh

Áp lực cạnh tranh cao sẽ lây lan sang các khía cạnh khác như thu hút và giữ chân người tài. Trong nền kinh tế thị trường, các DN chịu sự tác động bởi môi trường kinh tế đầy cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại và phát triển, các DN cần phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho sản xuất, trong đó đặc biệt phải chú

trọng đến nguồn lực con người. Nhân lực là tài sản quý giá nhất, các DN phải có chiến lược, kế hoạch lâu dài để thu hút và giữ chân người tài.

Hệ thống cơ sở đào tạo

Phát triển giáo dục, đào tạo là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến phát triển nhân lực, vì nó khơng chỉ quyết định trình độ văn hóa, chun mơn kỹ thuật của người lao động mà cịn tác động đến sức khỏe, tuổi thọ của người dân, thông qua các yếu tố về thu nhập, khả năng xử lý thông tin kinh tế, xã hội,… nhân tố này tác động đến chất lượng nguồn nhân lực với các nội dung: - Trình độ chun mơn - kỹ thuật của nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo là nguồn gốc cơ bản để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn - kỹ thuật của nền kinh tế. Mức độ phát triển giáo dục và đào tạo là điều kiện để nâng cao phát triển theo chiều sâu của nhân lực. Trong một nền giáo dục phát triển thì chất lượng đầu ra được đảm bảo, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và xã hội. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết trong phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo ở nước ta hiện nay. Giáo dục và đào tạo cung cấp trình độ văn hóa cơ bản là tiền đề để tiếp thu tri thức, tính sáng tạo, từ đó nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập góp phần phát triển toàn diện con người. Trong nền kinh tế hiện đại - kinh tế tri thức, giáo dục và đào tạo càng giữ vai trò chủ đạo quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia mà nội dung cơ bản của nó là hàm lượng khoa học và cơng nghệ, chất xám kết tinh trong sản phẩm, quyết định giá trị sản phẩm được sản xuất ra.

Để có được nguồn nhân lực có chất lượng cao khơng có cách nào khác hơn đó là sự tác động sự quyết định của giáo dục đào tạo. Sự nghiệp giáo dục đào tạo góp phần quan trọng tạo nên sự chuyển biến căn bản về phát triển nhân lực.

Bao gồm số lượng, chất lượng và cơ cấu hệ thống đào tạo, các hình thức và phương thức đào tạo, chi phí đào tạo và sử dụng kết quả của đào tạo xét trên góc độ xã hội. Các yếu tố này trực tiếp tác động tới phát triển nhân lực trên cả nước nói chung và tới phát triển nhân lực trong mỗi doanh nghiệp nói riêng. Nó

tác động rất lớn tới khả năng nhận biết cơng việc, tới trình độ chun mơn, tay nghề và trình độ văn hố của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay Đảng và Nhà nước luôn xác định “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và chi phí cho giáo dục và đào tạo ngày một tăng, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề được mở ngày càng nhiều.

1.2.5.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Mục tiêu, chiến lược kinh doanh là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp. Nó chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động PTNL. Khi chiến lược kinh doanh thay đổi thì dẫn đến sự thay đổi của cơng việc đi liền với nó là sự cần thiết phải thay đổi và nâng cao kỹ năng để phù hợp với công việc mới. Tuỳ vào chiến lược ngắn hạn hay dài hạn mà doanh nghiệp có chiến lược PTNL phù hợp. Đối với bất kì một doanh nghiệp nào cũng có mục tiêu và chiến lược của riêng mình, sự thành cơng hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào mục tiêu, chiến lược mà doanh nghiệp đặt ra từ đầu.

Hoạt động phân tích cơng việc của doanh nghiệp

Phân tích cơng việc là cơng việc đầu tiên cần phải biết của mọi nhà quản trị nhân sự. Phân tích cơng việc là những cơng việc, thủ tục xác định quyền hạn, trách nhiệm, kỹ năng theo yêu cầu của công việc và làm cơ sở xác định cho việc quản trị NL nói chung và hoạt động PTNL nói riêng của doanh nghiệp. Phân tích cơng việc cung cấp các thơng tin về những yêu cầu, nhiệm vụ của công việc và ảnh hưởng đến các hoạt động PTNL như: trong hoạt động tuyến dụng NL, phân tích cơng việc được sử dụng để mơ tả các công việc đang cần tuyển dụng; trong hoạt động bố trí và sử dụng NL, phân tích cơng việc được sử dụng để giúp NL biết và hiểu được các công việc, nhiệm vụ họ phải làm; trong hoạt động đánh giá thực hiện cơng việc, phân tích cơng việc được sử dụng để xác định các tiêu thức và mục đích thực hiện cơng việc mà căn cứ vào đó NL được đánh giá; trong hoạt động đào tạo và phát triển, phân tích NL được sử dụng để tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo thông qua việc xác định các cơng việc mà NL cần phải có khả năng

thực hiện; trong hoạt động đãi ngộ NL, phân tích cơng việc được sử dụng để đánh giá giá trị các công việc.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Kinh phí là yếu tố then chốt quyết định việc hoạch định nên một kế hoạch quản lý NL có hiệu quả. Kinh phí dành cho PTNL dồi dào sẽ cho phép doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tuyển dụng chất lượng cao hay tổ chức các chương trình đào tạo phù hợp, lựa giáo viên chất lượng cao, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo hiện đại hay thực hiện nhiều chính sách đãi ngộ tài chính và phi tài chính NL. Nếu khơng có đủ kinh phí, cơng tác PTNL sẽ trở nên nghèo nàn và khơng đạt hiệu quá.

Nhân lực làm công tác nhân sự

NL làm cơng tác nhân sự đóng vai trị quan trọng trong việc PTNL của doanh nghiệp. Năng lực thực tế của NL làm công tác nhân sự là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến PTNL của doanh nghiệp. Họ là người trực tiếp thực hiện các hoạt động liên quan đến NL. Bởi vậy, nếu trình độ NL làm cơng tác nhân sự tại doanh nghiệp có chun mơn cao, năng lực giỏi thì các hoạt động PTNL mới đạt được hiệu quả cao.

Các chức năng chính của bộ phận cơng tác nhân sự bao gồm tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu quả, thúc đẩy nhân viên, truyền thơng nội bộ, an tồn lao động...

Một doanh nghiệp sở hữu bộ phận làm công tác NL chuyên nghiệp thì sẽ xây dựng được đội ngũ NL chuyên nghiệp, hiệu quả. Vì vậy ngày nay, doanh nghiệp đầu tư rất nhiều cơng sức vào để xây dựng một phịng nhân sự vững mạnh và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển nhân lực tại Tổng công ty Dịch vụ Xăng dầu Petrolimex (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w