Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU NHẬP SỐ LIỆU TÀI LIỆU THÔNG TIN
Luận văn dùng phương pháp nhiên cứu là thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề cho người sử dụng thơng tin dự đốn nhu cầu về nhân lực và đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động phát triển nhân lực
2.1.1 Phương pháp thu nhập thông tin sơ cấp:
Tài liệu sơ cấp là loại tài liệu mà nhà nghiên cứu tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp hoặc nguồn tài liệu cơ bản, cịn ít hoặc chưa được chú giải. Một số vấn đề nghiên cứu có rất ít tài liệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám phá ra các nguồn tài liệu chưa được biết. Người nghiên cứu cần phải tổ chức, thiết lập phương pháp để ghi chép, thu thập số liệu. Để bổ sung thêm thơng tin phân tích trong luận văn. Trong quá trình nghiên cứu đã tiến hành khảo sát mức độ đồng thuận thông qua các báo cáo về: Định hướng chiến lược phát triển của Tổng công ty; Thỏa ước lao động, báo cáo SXKD, báo cáo cơng đồn, quy chế trả lương... được trình bày trong các kỳ đại hội đại biểu CNVC ở Tổng cơng ty. Bên cạnh đó tác giả tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản lý, người lao động về: tình hình quản lý lao động, cách thức đào tạo, quy chế trả lương, thi đua khen thưởng, chính sách tuyển dụng... đã thực sự phù hợp chưa, có cần cải tiến thay đổi gì cho các chính sách này khơng... Mọi thơng tin thu thập được tổng hợp kết hợp lý luận với thực tiễn phân tích và đánh giá.
Phương pháp điều tra bằng trao đổi, đàm thoại: Là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc trao đổi, đàm thoại trực tiếp với người được khảo sát. Phương pháp này tác giả áp dụng chủ yếu với các cá nhân là trưởng các bộ phận trong PTC, để thu thập thơng tin về tình hình nhân lực tại các bộ phận, đánh giá mức độ hài lịng chung của người lao động… từ đó có thêm thơng tin hỗ trợ việc phân tích dữ kiện liên quan.
Phương pháp thu nhập tài liệu từ quan sát : sử dụng các giác quan để thu nhập các số liệu, dữ kiện cần thiết cho nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này để ghi nhận lại những hành vi trong quá trình phát triển NL của PTC theo thời gian.
Kết quả thu được sẽ phối hợp với kết quả thu được từ những phương pháp ( điều tra, phân tích, thống kê…) làm cơ sở để đưa ra những đánh giá hay kết luận.
2.1.2 Phương pháp thu nhập nguồn tài liệu thứ cấp.
Tài liệu thứ cấp là tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp chủ yếu gồm: Sách giáo khoa, cơng trình nghiên cứu, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, sách tham khảo, luận án, luận văn, thông tin thống kê, tài liệu văn thơ, bản thảo viết tay, Internet... Luận cứ khoa học, khái niệm, quy luật, định luật có thể thu thập được từ: giáo trình Khoa học quản lý; Quản trị học - Trường ĐHKT – ĐHQG Hà nội; Quản lý NL trong tổ chức công; Kinh tế NL- Trường ĐH Kinh tế Quốc dân... Báo cáo công bố trên internet của một số công ty đại chúng, tham khảo một số luận văn, luận án Thạc sỹ, Tiến sỹ của Trường ĐHKT – ĐHQG Hà nội và Đại học Kinh tế Quốc dân về phát triển nhân lực của một số tác giả trong và ngoài nước.
Số liệu thống kê được thu thập từ các báo cáo tổng kết SXKD các năm (2019- 2021), báo cáo tài chính, báo cáo nhân sự của PTC.
Tài liệu, hồ sơ lưu trữ, các văn bản về luật, chính sách…thu thập từ các cơ quan quản lý Nhà nước, Petrolimex, PTC: Bộ luật lao động, chính sách tiền lương; quy chế đào tạo.
Thơng tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, internet…