Kiểm tra Rayleigh dùng CDF

Một phần của tài liệu Phân tích các loại kênh truyền mimo và thiết kế bộ mô phỏng kênh truyền mimo trên nền fpga (Trang 81)

Để kiểm tra kết quả Rayleigh, đề tài phải xét các giá trị có phân bố theo trung tâm hay không, có nghĩa với nhiều giá trị gần số trung bình và ít giá trị quá lớn hay quá nhỏ. Thông thường, ta sử dụng hàm khối xác suất PMF (Probability mass function) để biết xác suất xuất hiện của 1 biến ngẫu nhiên rời rạc (trong Matlab dùng hàm “hist” để vẽ).

Kết quả vẽ độ lớn kiểm tra Rayleigh dùng hàm khối xác suất PMF cho tap 1 được trình bày như hình 5.5 chứng tỏ đường bao của hình tương ứng phân bố Rayleigh.

Hình 5.5: Đường bao phân bố theo Rayleigh

Kết quả vẽ độ lớn kiểm tra Rayleigh dùng hàm khối xác suất PMF theo 20log10 được xác định như hình 5.6.

Hình 5.6: Kiểm tra Rayleigh dùng hàm khối xác suất PMF

Tuy nhiên, khi đề tài phải kiểm tra cả 9 tap so sánh với dạng phân bố Rayleigh theo lý thuyết thì rất khó khăn khi đánh giá vì các phân bố chồng lên nhau

nên khó xác định rõ từng tap. Do đó, để kiểm tra phải sử dụnghàm phân bốtích lũy CDF (Cumulative Distribution Function).

CDF là một hàm theo x, trong đó x là một giá trị bất kì có thể xuất hiện trong phân bố. Để tính CDF(x) cho một giá trị cụ thể của x, ta cần tính tỉ lệ của các giá trị trong mẫu mà nhỏ hơn hoặc bằngx.

Lấy ví dụ, chẳng hạn có một mẫu gồm các giá trị sau {1, 2, 2, 3, 5}. Dưới đây là một số giá trị lấy từ CDF của nó:

CDF(0) = 0 CDF(1) = 0.2 CDF(2) = 0.6 CDF(3) = 0.8 CDF(4) = 0.8 CDF(5) = 1

Ta có thể tính CDF cho giá trị x bất kì, chứ không chỉ các giá trị có xuất hiện trong mẫu. Nếu x nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong mẫu, CDF(x) bằng 0. Nếu x lớn hơn giá trị lớn nhất trong mẫu, CDF(x) bằng 1.

Kiểm tra phân bố Rayleigh được thể hiện như hình 5.7 làm cho hình dạng của các phân bốvà sự khác biệt giữa chúng trở nên rõ ràng hơn nhiều. Đường màu đỏ là phân bố Rayleigh theo lý thuyết, các đường màu xanh dương là phân bố Rayleigh của các tap trong mô phỏng. Mô hình kênh truyền trong đề tài là mô hình B nên có tổng cộng 9 tap. Nếu các đường xanh càng gần đường đỏ thì kết quả mô phỏng trong mô hình đúng theo lý thuyết.

Hình 5.7: So sánh CDF của giá trị các tap và lý thuyết

Kiểm tra trên tất cả các anten Tx1-Rx1, Tx1-Rx2, Tx2-Rx1, Tx2-Rx2 được trình bày như hình 5.8. Kết quả cho thấy các tap trên 2 anten đều được mô phỏng phù hợp với kết quả lý thuyết.

Một phần của tài liệu Phân tích các loại kênh truyền mimo và thiết kế bộ mô phỏng kênh truyền mimo trên nền fpga (Trang 81)