Tín hiệu từ anten phát đến anten thu phải đi qua kênh truyền không dây là môi trường ngẫu nhiên thường xuyên biến đổi.
Chức năng của bộ tạo hệ số kênh truyền là tạo ra các hệ số mô phỏng giống với hệ số kênh truyền thực tế. Tín hiệu ở phía thu sẽ là tổng hợp của nhiều tín hiệu ở phía phát và được nhân với hệ số kênh truyền tương ứng như công thức 3.10.
Với: (3.10)
i
y : tín hiệu thu được ở anten thu thứ i.
j
s : tín hiệu phát ở anten phát thứ j.
Hình 3.2: Hệ thống MIMO
Khi phía thu là ma trận nr1anten, phía phát là ma trậnnt1 thì kênh truyền sẽ là ma trận H với nr nthệ số.Mỗi phần tử của H là hij (i=1…nr, j=1…nt) như trong hình 3.2.
Tín hiệu từ phía phát còn đi theo nhiều Tap khác nhau đến phía thu với độ trễ khác nhau. Vậy nên các hệ số kênh truyền cần thực hiện phải là H L (L là số tap)
Trong thực tế ma trận kênh truyền H sẽ ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiễu phân bố Rayleigh, doppler, tương quan không gian, đa đường.Để có thể mô tả giống thực tế mô hình kênh truyền phải kết hợp tất cả các yếu tố đó lại.
Đề tài mô phỏng model B của mô hình kênh truyền TGn gồm có 9 Tap, với số anten phát là 4 và số anten thu là 4 thì ma trận kênh truyền H sẽ là ma trận 4x4x9= 144 hệ số. Tương ứng mỗi Tap của kênh truyền sẽ là 1 ma trận 4x4.
Mô hình tổng quát cách thiết kế 1 Tap của ma trận kênh truyền MIMO TGn 4x4 được môtả như hình 3.3.
Hình 3.3: Mô hình tổng quát Tap1 kênh truyền MIMO TGn 4x4.
Hình 3.4 dưới đây là mô hình mô phỏng trên matlab của model B mô hình kênh truyền MIMO TGn dựa trên mô hình tổng quát với các thông số:
Khoảng giữa cách anten phát và anten thu là 30 m. Số anten phát là 4.
Khoảng cách giữa những anten phát là 0.5. Số antenthu là 4.
Hình 3.4: Mô hình Tap 1 kênh truyền TGn model B trong simulink mathlab. Mô hình được chia làm 5 thành phần chính
Thứ 1: Bộ sinh phân bố Rayleigh
Thứ 2: Bộ tạo kênh truyền biến đổi theo thời gian Thứ 3: Bộ tạo sự tương quan không gian
Thứ 4: Bộ Rician K-factor