Đáp ứng xung của kênh truyền

Một phần của tài liệu Phân tích các loại kênh truyền mimo và thiết kế bộ mô phỏng kênh truyền mimo trên nền fpga (Trang 78)

Đáp ứng xung của tín hiệu sau khi thực hiện sẽ có dạng như hình 5.1. Đáp ứng xung của Tap 1 nằm trong khoảng từ 100

đến 10-4 dB. Trong đó, các giá trị điểm rơi khoảng 10-2

rời rạc nhau nên tín hiệu khi đi qua đáp ứng xung sẽ có thể phục hồi được. Nếu tín hiệu có giá trị công suất là 1, khi qua đáp ứng xung ở 10-4

sẽ bị giảm 10000 lần.

Ngoài ra, để xác định loại kênh truyền dựa trên đáp ứng xung còn tùy theo số đường sóng có thể đi từ Tx đến Rxvào tốn thời gian bao lâu. Vận tốc sóng điện từ là 310m/s, khoảng cách giữa Tx và Rx có thể từ vài m đến 100m theo TGn tùy đường đi thẳng hay phản xạ, từ đó đáp ứng xung có thể kéo dài từ vài chục ps đến vài ns. Trong multi-path fading, ta không chỉ tính thời điểm đến Rx của từng đường mà còn tính độ trải trễ do sóng có thể bị phân tán (scattering) và tới Rx với thời điểm gần như nhau. Thời gian đáp ứng xung của kênh truyền vì vậy phải tính thêm sự trải trễ này. Vì vậy, tính thời gian đáp ứng kênh truyền bằng đại lượng độ trễ hiệu dụng (delay rms) trong đó có tính đến công suất đường. Đường nào có công suất lớn thì độ trễ của nó sẽ trải ra nhiều hơn. Trong mô phỏng kênh truyền, người ta làm đơn giản hơn bằng cách cho độ trải này giảm theo hàm exp.

Nếu các đường của kênh truyền có độ trễ gần bằng nhau thì độ trải trễ quan trọng, nếu kênh truyền có đường cuối cùng có độ trễ lớn thì thời gian đáp ứng gần bằng độ trễ của đường cuối.

Hình 5.1:Đáp ứng xung kênh truyền trên 1 tap

Hình 5.2 thể hiện đáp ứng xung của kênh truyền trên 1 anten có 9 tap với mỗi tap sẽ đại diện cho 1 màu khác nhau.

Hình 5.3 thể hiện đáp ứng xung trên cả 2 anten, mỗi anten phát ảnh hưởng đến 2 anten thu với mỗi đường là 9 tap.

Hình 5.3: Đáp ứng xung của kênh truyền trên 2 anten 9 tap

Một phần của tài liệu Phân tích các loại kênh truyền mimo và thiết kế bộ mô phỏng kênh truyền mimo trên nền fpga (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)