Bộ tạo phân bố Rayleigh

Một phần của tài liệu Phân tích các loại kênh truyền mimo và thiết kế bộ mô phỏng kênh truyền mimo trên nền fpga (Trang 66)

Để thiết kế bộ tạo Rayleigh, đề tài thiết kế hai bộ tạo AWGN phần thực và phần ảo kết hợp. Để tạo bộ AWGN ta có thể sử dụng nhiều thuật toán. Trong đó, việc sử dụng phương pháp cộng các thanh ghi dịch LFSR với các đa thức tạo chuỗi ngẫu nhiên PRBS (Pseudo-Random Binary Sequence) khác nhau có thể làm bộ tạo AWGN ngẫu nhiên hơn và đúng với lý thuyết giới hạn trung tâm. Ngoài ra, bộ tạo AWGN còn tuân theo thuật toán Box-Muller.

Khi thiết kế bộ tạo AWGN trên Synphony, đề tài sử dụng 12 khối ngẫu nhiên (12 đa thức tạo chuỗi ngẫu nhiên) khác nhau như hình 4.2.

Trong hệ thống thiết kế, với số anten phát là 2, số anten thu là 2, số đường là 9 (theo mô hình B) và 2 trục I, Q, tổng cộng thiết kế phải sử dụng 2 x 2 x 9 x 2 = 72 bộ tạo AWGN và mỗi bộ AWGN có 12 bộ ngẫu nhiên khác nhau nên ta có 72 x 12 = 864 bộ ngẫu nhiên. Với số lượng bộ tạo AWGN quá lớn sẽ khó thực thi trên FPGA nên để tiết kiệm dung lượng của hệ thống, đề tài sử dụng chia sẻ AWGN. Trong mô hình, đề tài sử dụng duy nhất một bộ AWGN để sinh ra 72 bộ AWGN khác nhau cho toàn hệ thống, vì vậy tốc độ của mỗi bộ AWGN sinh ra sẽ giảm 72 lần. Bộ chia sẻ AWGN được mô tả như hình 4.3 với việc tạo ra các bộ tạo AWGN cho 9 tap của mô hình B.

Hình 4.3: Bộ chia sẻ AWGN với 9 tap

Hình 4.4 thể hiện số bộ AWGN cần phải có trong mỗi tap là 2 anten phát x 2 anten thu x 2 trục I, Q = 8 bộ AWGN/tap.

Hình 4.4: Bộ chia sẻ AWGN với 8 giá trị AWGN khác nhau

Một phần của tài liệu Phân tích các loại kênh truyền mimo và thiết kế bộ mô phỏng kênh truyền mimo trên nền fpga (Trang 66)