Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của trung tâm phát triển thị trường nội địa (Trang 31 - 35)

1.1.2 .Một số lý thuyết cơ bản

2.3.1.Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài

2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG NHÂN TỐ MƠ

2.3.1.Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài

Thị trường nội địa nước ta có dân số gần 90 triệu người, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Doanh số bán lẻ bình quân hàng năm tăng lên 10%, dịch vụ phân phối đã đóng góp khoảng 15% GDP của cả nước. Vì vậy thị trường bán lẻ nội địa đang được xem là “mảnh đất màu mỡ”. Song để có thể phát triển địi hỏi sự hồn thiện chính sách Nhà nước, trách nhiệm của doanh nghiệp và hiệu quả của công tác tuyên truyền.

Mở cửa thị trường, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh nhưng tiềm năng và cơ hội luôn mở ra đối với các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối. Để chiếm lĩnh thị trường nội địa, thời gian qua các doanh nghiệp không ngừng duy trì và phát triển thị trường phân phối nhiều phương pháp như phát triển hệ thống siêu thị, gia tăng nhãn hàng riêng, đẩy mạnh đưa hàng về nông thôn.

- Cạnh tranh bằng nhãn hàng riêng

nhiều mặt hàng tăng khiến người tiêu dùng chỉ mua những mặt hàng cần thiết nhất với giá cả tiết kiệm nhất. Vì vậy, các chương trình khuyến mãi, giảm giá là yếu tố tác động mạnh đến việc thay đổi lựa chọn của người tiêu dùng. Đáp ứng nhu cầu cung cấp sản phẩm có giá hợp lý và chất lượng, nhiều hệ thống bán lẻ đã liên kết để cho ra nhãn hàng riêng. Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp là hết sức cần thiết nhưng còn phải qua phân phối thật tốt, thật hợp lý thì hàng mới tiêu thụ được.

Để đối phó với doanh nghiệp nước ngồi trong cuộc cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước cần liên kết chặt chẽ với nhau trong mua hàng và bán hàng. Mỗi doanh nghiệp bán lẻ cịn phải tích cực khai thác hàng tận gốc, tổ chức đặt hàng theo mẫu mã riêng để tạo ra sự đặc sắc, độc đáo của mình. Sở Cơng Thương nhiều tỉnh thành cũng cho rằng, xu thế nhãn hàng riêng là tất yếu trong quá trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhãn hàng riêng tạo ra cơ chế cạnh tranh tích cực cho nền kinh tế, giúp hạ giá thành các sản phẩm cùng loại trên thị trường, tăng chế độ hậu đãi để thu hút người tiêu dùng. Hiện cơ chế pháp lý cho phát triển các nhãn hàng riêng cũng đã được Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện đối với các hệ thống bán lẻ trong và ngồi nước.

- Mơi trường kinh tế

Năm 2011, kinh tế thế giới suy giảm, tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam và thị trường bán lẻ Việt Nam. Năm 2012, thị trường bán lẻ Việt Nam khó có đột biến lớn vì vẫn phải đối mặt với nhiều sức ép do biến động của kinh tế vĩ mơ. Bên cạnh đó, các yếu tố về quản lý giá cả, chất lượng cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bán lẻ.

Các doanh nghiệp bán lẻ hàng hố dịch vụ đã có bước trưởng thành nhanh. Hệ thống phân phối bán lẻ lớn mạnh và có uy tín, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho mọi tầng lớp dân cư tiêu biểu.

Tuy nhiên, thị trường bán lẻ Việt Nam còn bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém như Việt Nam là thị trường đông dân cư với gần 90 triệu dân, thu nhập đầu người mới ở mức trung bình thấp 1000 usd, nên tốc độ phát triển nhanh nhưng quy mô thị trường

vẫn nhỏ. Thị trường bán lẻ Việt Nam dễ bị tác động của thị trường thế giới, sản xuất và lưu thơng hàng hố vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, khả năng cạnh tranh của hàng hố trong nước chưa cao, chính sách kiểm sốt nhập khẩu chưa tốt. Giá cả khó kiểm sốt, hàng hố được phân phối qua nhiều tầng, nấc trung gian, làm tăng chi phí lưu thơng và giá bán sản phẩm. Vệ sinh an tồn thực phẩm khơng bảo đảm, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng làm bức xúc dư luận. Vấn nạn hàng giả, hàng nhái vẫn chưa được giải quyết.

Trạng thái của môi trường kinh tế vĩ mô xác định sự lành mạnh, thịnh vượng của nền kinh tế, nó ln gây ra những tác động đến các doanh nghiệp và các ngành.

Môi trường kinh tế chỉ bản chất và định hướng của nền kinh tế trong đó doanh nghiệp hoạt động.

Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến một cơng ty có thể làm thay đổi khả năng tạo giá trị và thu nhập của nó.

Bốn nhân tố quan trọng trong mơi trường kinh tế vĩ mô:

 Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế.

 Lãi suất.

 Tỷ suất hối đoái.

 Tỷ lệ lạm phát.

Hình thức bán lẻ chủ yếu ở nước ta trước đây là chợ truyền thống và các cửa hàng mặt tiền nhỏ. Khi hoạt động thương mại phát triển, mặt bằng kinh doanh cũng có những vận động đặc thù. Ví dụ như trước đây, để tránh bị đánh thuế mặt tiền cửa hàng, người ta đã tạo ra kiểu nhà ống hẹp ngang, sâu hun hút đặc trưng của nhà phố cổ Hà Nội.

Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường địi hỏi ngành bán lẻ phải có những mặt bằng mới, hiện đại và tiện dụng hơn. Do đó, các kênh bán hàng hiện đại đã xuất hiện ở nước ta và ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. - Mơi trường văn hố xã hội và nhân khẩu học

Thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển nhanh hơn nữa trong thời gian tới. Mà đây chính là yếu tố vơ cùng quan trọng để thúc đẩy

sự phát triển của thị trường mặt bằn bán lẻ

Dân số đơng, trẻ dễ dàng tiếp nhận hình thức bán hàng trực tiếp mới, sự hiểu biết về sản phẩm ngày càng được nâng cao.

Thu nhập trung bình của người Việt Nam ngày càng tăng. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập của người Việt Nam thuộc loại cao nhất ở Đông Nam Á. Người Việt Nam tiêu dùng trung bình khoảng 70% thu nhập hàng tháng.

Việt nam được xếp hàng cao về thái độ lạc quan của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Việt nam cũng được đánh giá là một trong 4 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.

- Môi trường công nghệ

 Cuộc chiến tranh giành quầy kệ

Riêng về thị trường Việt Nam, tuy quy mơ về mặt giá trị chưa lớn, nhưng có mức lưu chuyển hàng hóa liên tục tăng trong những năm gần đây cùng với tiềm năng lớn về sức mua và dân số trẻ, ln hấp dẫn các tập đồn bán lẻ. Với việc xuất khẩu sang các thị trường chính yếu như Mỹ, EU và Nhật bị suy giảm, hàng loạt hãng sản xuất hàng xuất khẩu (may mặc, da giày, đồ gỗ gia dụng, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm đông lạnh,…) bắt đầu quay lại thị trường trong nước để tìm kiếm đường ra cho sản phẩm và duy trì việc làm cho cơng nhân sẽ giúp các doanh nghiệp bán lẻ đa dạng nguồn hàng, đồng thời tạo nên cuộc cạnh tranh dành chỗ trong các cửa hàng bán lẻ. Đây chính là lợi thế cho các nhà kinh doanh bán lẻ tại thời điểm này vì họ sẽ có được nguồn hàng chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh nhất.

 Thiếu vốn:

Để có thể đầu tư vào những dự án trung tâm thương mại lớn, nhà đầu tư cần một lượng vốn dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát kinh tế tăng cao, nhiều dự án bất động sản đã bị ngưng trệ. Bên cạnh đó, các ngân hàng đã bắt đầu cung cấp tín dụng trở lại cho bất động sản nhưng với sự kiểm soát chặt chẽ hơn và lượng vốn hạn chế hơn. Các yếu tố này cũng ảnh hưởng một phần tới việc mở rộng mặt bằng cho thị trường bán lẻ.

Một trong những điểm yếu nói chung của lao động ở Việt Nam đó là trình độ cịn thấp, kinh nghiệm thiếu. Bên cạnh đó, việc sử dụng mặt bằng cho thị trường bán lẻ vẫn chưa thực sự hiệu quả. Điều này một phần lớn anh hưởng từ chính quy cách quản lý các dự án của chủ đầu tư/ nhà tiếp thị phân phối sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Quy hoạch đô thị không đồng bộ, manh mún:

Một trong những yếu tố quan trọng để thị trường mặt bằng bán lẻ có thể phát triển, đó là sự tập trung của khu dân cư cũng như chất lượng đời sống người dân. Tuy nhiên không thể đánh giá cao chất lượng quy hoạch đô thị của Việt Nam hiện nay.

 Giá thuê quá cao và thủ tục rườm rà: Khiến cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ khó có thể th được mặt bằng như mình mong muốn.

- Mơi trường chính trị pháp luật.

Các nhân tố chính trị và luật pháp cũng có tác động lớn đến mức độ của các cơ hội và đe dọa từ môi trường.Điều chủ yếu là cách thức tương tác giữa các doanh nghiệp & chính phủ.Thay đổi liên tục, phân đoạn này sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến cạnh tranh. Cần phân tích:

 Các triết lý.

 Các chính sách mới có liên quan của quản lý nhà nước.Luật chống độc quyền, luật thuế. Các ngành lựa chọn để điều chỉnh hay ưu tiên. Luật lao động. Những lĩnh vực trong đó các chính sách quản lý Nhà nước có thể tác động đến hoạt động và khả năng sinh lợi của ngành hay của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của trung tâm phát triển thị trường nội địa (Trang 31 - 35)