Sự cần thiết phải hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) HOÀN THIỆN QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại các CHỢ TRÊN địa bàn TỈNH hải DƯƠNG (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh

doanh tại các chợ

1.3.1 Do vai trò của chợ và lợi ích kinh doanh tại các chợ

Trong những năm qua, mạng lưới chợ ở nước ta đóng vai trị rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội:

Về mặt kinh tế: Chợ vừa là nơi tiêu thụ nơng sản hàng hố, tập trung thu gom các sản phẩm, hàng hoá phân tán, nhỏ lẻ để cung ứng cho các thị trường tiêu thụ lớn trong và ngoài nước, vừa là nơi cung ứng hàng công nghiệp tiêu dùng. HĐKD của các chợ làm tăng ý thức về kinh tế hàng hoá của người dân. Trong các phiên chợ, các buổi chợ là cơ hội của người dân giao lưu trao đổi, mua bán, lưu thơng hàng hố của mình, cập nhật thơng tin, ý thức xã hội, nó làm tăng khả năng phản ứng của người dân với thị trường, với thời thế. Sự hình thành chợ kéo theo sự hình thành và phát triển các ngành nghề sản xuất và làm tiền xuất hiện các trung tâm thương mại. Mặc khác, chợ và HĐKD chợ cịn mang lại một nguồn thu lớn đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Về giải quyết việc làm: HĐKD chợ địi hỏi một lực lượng lao động lớn mà khơng cần tay nghề cao, vì thế hình thành chợ và tổ chức kinh doanh tại các chợ góp phần giải quyết việc làm cho một lượng lao động lớn tại các địa phương.

Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Có thể nói, chợ là một bộ mặt kinh tế - xã hội của một địa phương và là nơi phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của một vùng dân cư. Tính văn hố ở chợ được thể hiện rõ nhất là ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Trên thực tế, một số chợ truyền thống có từ rất lâu đời đang trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch. Nếu được đầu tư thoả đáng cả về cở sở vật chất cũng như sự quan tâm quản lý của Nhà nước, đây sẽ là các địa danh hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngồi nước, và nó sẽ là tiềm năng về kinh tế du lịch quốc gia.

Chợ và HĐKD tại chợ ngày này hình thành, phát triển ngày một nhanh và hiện đại hơn, để các lợi ích mà HĐKD chợ đem lại không bị mất đi hay biến tướng chỉ vì mục đích lợi nhuận thì vai trị QLNN của các cơ quan chức năng đối với công tác quản

lý các HĐKD chợ là rất quan trọng. Không những giúp duy trì hoạt động chợ mang lại lợi ích kinh tế lớn mà cịn đảm bảo lợi ích văn hóa, xã hội.

1.3.2 Xu hướng phát triển hệ thống thương mại

Nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ qua hệ thống chợ truyền thống cũng như các loại hình thương mại hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ…của người tiêu dùng trong những năm qua không ngừng tăng lên, đặc biệt là khu vực nông thơn. Vì thế hệ thống thương mại đang ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu xã hơi. Chương trình xây dựng nơng thơn mới do Đảng khởi xướng 5 năm qua, trong đó có Chương trình phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội nơng thơn đã đang thu được những kết quả tích cực, sẽ thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại nông thôn đặc biệt là hệ thống chợ nông thôn sẽ được nâng cấp và đổi mới theo hướng hiện đại và văn minh hơn. Có thể nói chợ và các loại hình thương mại hiện đại sẽ ngày càng hỗ trợ nhau, làm phong phú và phát triển hệ thống thương mại, thị trường. Vì vậy, tăng cường QLNN đối với hệ thống chợ, HĐKD tại chợ, nhất là chợ nông thôn là cần thiết trong thời điểm này.

1.3.3 Do hạn chế trong phát triển chợ và kinh doanh tại các chợ

Mặc dù vai trò chợ và kinh doanh tại chợ đối với kinh tế xã hội là không thể phủ nhận, song có thể nhận thấy hạ tầng thương mại tại nhiều địa phương trên cả nước chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống chợ trên một số địa bàn nơng thơn cịn hết sức lạc hậu, thậm chí khơng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày; cơ sở vật chất chợ nghèo nàn, xuống cấp; ngồi ra tình trạng chợ tự phát, lều bạt, lán, họp chợ không đúng nơi quy định ngày càng nhiều khơng những gây mất trật tự an ninh mà cịn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đảm bảo HĐKD chợ diễn ra có hiệu quả, cần phải hồn thiện QLNN trong phát triển và quản lý chợ.

1.3.4 Thực trạng quản lý chợ còn những hạn chế.

Quản lý chợ cần có sự phối hợp của nhiều sở ban ngành, nhiều cấp địa phương để có thể quản lý đồng bộ các hoạt động diễn ra tại chợ. Tuy nhiên thực trạng quản lý chợ còn những hạn chế ở nhiều mặt. Các nội dung, quyết định quản lý ban hành chưa thực sự phù hợp với nhu cầu, với điều kiện của chợ; các nội dung quản lý chợ có sự chồng chéo nhau do sự phối hợp còn chưa chặt chẽ của cơ quan các ban ngành, các cấp; hoạt động quản lý của các BQL chợ chưa hiệu quả, trong khi đó sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ cịn dè chừng và chưa sơi nổi; cơng tác kiểm tra, thanh tra còn nhiều sai phạm, làm nảy sinh các hành vi vi phạm quy định trong HĐKD chợ. Vì vậy việc hồn thiện QLNN đối với các HĐKD tại chợ hiện nay là một trong những vấn đề trọng tâm mà nhà nước cần quan tâm để phát triển hệ thống chợ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân tốt nhất.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1 Khái quát hệ thống chợ và hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) HOÀN THIỆN QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại các CHỢ TRÊN địa bàn TỈNH hải DƯƠNG (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)