Quan điểm, định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) HOÀN THIỆN QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại các CHỢ TRÊN địa bàn TỈNH hải DƯƠNG (Trang 46 - 48)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.1 Quan điểm, định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động

kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương

3.1.1 Định hướng phát triển hệ thống chợ và hoạt động kinh doanh tại chợ

Căn cứ Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ, Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 01 năm 2003; Nghị định 114/2009/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định 02/2003/NĐ-CP, Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 12

năm 2009 và Quyết định số 23/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông

thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020”, của Thủ tướng Chính phủ

ban hành. UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020.

- Xây dựng và cải tạo các chợ trên địa bàn tỉnh:

+ Tiếp tục nâng cấp chợ Hải Dương (Thành phố Hải Dương) với số vốn 12,18 tỷ đồng; nâng cấp và cải tạo 3 chợ đầu mối với kinh phí mỗi chợ 30 tỷ đồng theo

Quyết định số 19/2007/QĐ-BTC về Phê duyệt quy hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Bộ Công Thương ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2007.

+ Sở Công thương đề nghị UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng chợ năm 2014 cho tổng số 19 chợ, trong đó chợ hạng 2 là 02 chợ; chợ hạng 3 là 17 chợ với kinh phí hỗ trợ là 10,5 tỷ đồng.

+ Theo định hướng từ nay đến năm 2015 Hải Dương sẽ có 46 chợ đạt tiêu chí theo quy định. Từng bước giảm bán kính phục vụ trung bình giữa các chợ, duy trì số lượng dân cư phục vụ trung bình mỗi chợ, tăng tỷ lệ lưu thơng hàng hóa qua hệ thống các chợ. Riêng với khu vực nơng thơn sẽ từng bước xóa bỏ các chợ tạm, nền đất, mái tranh; tập trung nâng cấp cải tạo theo hướng kiên cố và bán kiên cố; các chợ khu vực thị trấn, thị tứ sẽ cải tạo hoặc xây mới thành chợ hạng 1 và hạng 2. Đây là một định hướng phù hợp với xu hướng phát triển.

- Về hàng hóa kinh doanh trong chợ: Hàng hóa kinh doanh tại chợ ngày càng phong phú và đa dạng và đảm bảo chất lượng để phù hợp với mức sống ngày càng được nâng cao của con người, tỉ trọng các mặt hàng có giá trị cao dần tăng lên. Tạo điều kiện cho hàng hóa, nơng sản sản xuất tại địa phương vào chợ bn bán nhằm kích thích sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

- Về hoạt động của thương nhân: Thương nhân tham gia kinh doanh tại các chợ mở rộng về đối tượng là người dân của địa phương, thương nhân của các tỉnh

khác, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thương nhân muốn tham gia kinh doanh tại các chợ phải được sự cấp phép của cơ quan quản lý địa phương và BQL chợ hoặc doanh nghiệp quản lý chợ thông qua thủ tục đăng ký kinh doanh, ký hợp đồng về thuê mua ki-ốt, hợp đồng dịch vụ chợ.

3.1.2 Quan điểm hồn thiện QLNN đối với HĐKD tại các chợ

- Chính sách quản lý của tỉnh đề ra phù hợp với những quy định, chỉ đạo chung của Bộ Cơng Thương, Chính phủ và các Bộ, Sở ngành liên quan. Vừa đảm bảo đúng quy định vừa phát huy được thế mạnh và khắc phục được những điểm yếu trong HĐKD tại các chợ trên địa bàn tỉnh.

- Hoạt đông quản lý đối với HĐKD tại chợ nằm trong quy hoạch phát triển của tỉnh, dựa trên những quy hoạch về thương mại, công nghiệp của tỉnh. Đặc biệt, cần phải đặt HĐKD tại các chợ trong mối quan hệ với HĐKD tại các loại hình thương mại khác như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi để xây dựng các chính sách quản lý phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển chung của tỉnh.

- Các chính sách, nội dung quản lý đối với HĐKD tại các chợ cân đối, hài hòa với cơ sở hạ tầng và điều kiện phát triển của từng địa phương căn cứ vào những tiêu chí cơ bản như mật độ dân số, tập quán sinh hoạt, thị hiếu tiêu dùng, khả năng nguồn hàng, nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, mua, bán hàng hố trong và ngồi địa bàn ở hiện tại và tương lai.

- Khi xây dựng các chính sách phải đảm bảo cho HĐKD tại chợ ngày càng hiệu quả, HĐKD gắn với việc nâng cao hiệu quả cơng tác QLNN trong tình hình mới. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang mở cửa thị trường.

- Thực hiện chủ trương chuyển đổi mơ hình quản lý chợ sang mơ hình doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh khai thác đối với các chợ mà mơ hình BQL, TQL hoạt động khơng hiệu quả và các chợ nằm trong dự án giai đoạn 2015-2020. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư kinh doanh và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh. Làm rõ quyền hạn, chức năng của nhà nước và doanh nghiệp quản lý chợ, của đơn vị quản lý cũng như các hộ kinh doanh.

3.1.3 Định hướng hoàn thiện QLNN đối với HĐKD tại chợ

- Ban hành, phổ biến các chính sách, quyết định trong quản lý đối với HĐKD tại các chợ một cách sâu rộng tới các cá nhân, tổ chức liên quan gồm ban thanh tra, giám sát, BQL chợ, doanh nghiệp đầu tư, hộ kinh doanh, thương nhân, người tiêu dùng, nhằm thúc đẩy HĐKD chợ diễn ra thống nhất và hiệu quả.

- Thực thi các chính sách quản lý cần có văn bản hướng dẫn kèm theo cụ thể, rõ ràng. Tránh sự hiểu sai, lệch lạc, thiếu sót trong q trình thực hiện của các địa

phương, cơ quan chức năng, chủ thể kinh doanh trực tiếp tiếp nhận các quyết định quản lý.

- Tiến hành triển khai kế hoạch thống kê, điều tra các tổ chức, cá nhân HĐKD ở các chợ trên địa bàn toàn tỉnh để nắm bắt được nhu cầu của người dân, phục vụ cho công tác dự báo thị trường, ban hành chính sách quản lý phù hợp.

- Về trách nhiệm của các cơ quan quản lý: Giao trách nhiệm chính đối với HĐKD tại các chợ cho UBND thành phố, huyện, xã. Sở Cơng Thương và UBND tỉnh có vai trị hướng dẫn và chỉ đạo chung.

- Phòng quản lý thương mại của Sở Công Thương kết hợp với các Sở ngành liên quan là Sở Y tế, Sở tài ngun mơi trường, và phịng Kinh tế- Hạ tầng tại các huyện trong việc siết chặt kiểm tra và xử lý các vi phạm đối với HĐKD tại các chợ trên địa bàn nhằm hạn chế các vi phạm về vệ sinh an tồn thực phẩm, vệ sinh mơi trường, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

- Tăng cường kiểm tra HĐKD của các hộ kinh doanh tại chợ nhất là những thời điểm như trước, trong và sau các dịp lễ, Tết; và tập trung vào các mặt hàng thiết yếu: lương thực, thực phẩm, mỳ chính, rượu, bia, bánh mứt kẹo, đường, sữa, thuốc tân dược, phân bón, thuốc trừ sâu…

- Kiểm tra và hoàn thiện hệ thống PCCC tại các điểm kinh doanh, tại khu vực chợ theo quy định về an tồn phịng chống cháy nổ. Quy định rõ trách nhiệm quản lý đối với vấn đề PCCC cho các BQL, doanh nghiệp quản lý chợ.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) HOÀN THIỆN QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại các CHỢ TRÊN địa bàn TỈNH hải DƯƠNG (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)