Hệ thống chợ

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) HOÀN THIỆN QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại các CHỢ TRÊN địa bàn TỈNH hải DƯƠNG (Trang 27 - 30)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1.1 Hệ thống chợ

a, Về mạng lưới và quy mô chợ

Theo Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013 của Sở Công Thương Hải Dương, hiện nay trên địa bàn tỉnh có tất cả 176 chợ với gần 11 nghìn hộ kinh doanh, trong đó có 18 chợ có phạm vi ảnh hưởng tới các vùng ngồi tỉnh và có khả năng phân luồng bán buôn ra các tỉnh lân cận, chi tiết được nêu ở bảng 2.1.

Bảng 2.1 Số lượng chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2013

(Đơn vị: cái)

STT Loại hình chợ Số lượng

1 Chợ hạng 1 và chợ đầu mối tương đương 4

2 Chợ hạng 2 9

3 Chợ hạng 3 139

4 Chợ tạm 25

Nguồn: Phòng Quản lý thương mại – Sở Công Thương Hải Dương

Về phân bố mạng lưới chợ, Hải Dương gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 10 huyện có 127 chợ thuộc địa bàn nơng thôn (chiếm 72,16%) và 49 chợ thuộc địa bàn thành thị (chiếm 27,84%).

Về quy mơ các chợ, nhìn chung quy mơ các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn nhỏ hẹp. Theo tiêu thức diện tích: tổng diện tích đất chợ khoảng gần 400000 m2, trong đó chợ có diện tích lớn nhất, nhì là 60000m2 và 30000m2 và chợ có diện tích nhỏ nhất chưa đến 300m2. Tổng diện tích chợ hạng 1 và hạng 2 thấp vì trên địa bàn tỉnh chủ yếu là chợ hạng 3.

Bảng 2.2 Hiện trạng một số chợ loại 1 và loại 2 trên địa bàn tỉnh Hải Dương

STT Tên Chợ Hạng chợ Diện tích (m2) Số hộ kinh doanh

1 Chợ đầu mối Nam Đồng 1 60000 500

2 Chợ đầu mối Gia Xuyên 1 30000 125

3 Chợ đầu mối Đồng Gia 1 30000 259

4 Chợ Hải Dương 1 10150 240 5 Chợ Kẻ Sặt 2 14000 317 6 Chợ Sao Đỏ 2 10150 202 7 Chợ Thanh Bình 2 9484 316 8 Chợ Hội Đô 2 17000 336 9 Chợ Chi Lăng 2 6142 140 10 Chợ Hồ Máy Sứ 2 4930 146 11 Chợ Bắc Kinh 2 5275 134 12 Chợ Phú Yên 2 8496 251 13 Chợ Quang Trung 2 7025 200

Nguồn: Phịng Quản lý thương mại- Sở Cơng Thương Hải Dương

Hải Dương có 3 chợ đầu là chợ đầu mối nông sản Nam Đồng (huyện Nam Sách) với hơn 60000m2 và vốn đầu tư ngân sách lên tới 60 tỷ đồng, là 1 trong 4 chợ đầu mối cấp vùng được Chính phủ cho xây dựng trong cả nước; chợ đầu mối rau quả Gia Xuyên (huyện Gia Lộc) với diện tích 30000m2, vốn đầu tư là gần 50 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu trao đổi, tiêu thụ nông sản trong vùng, vươn tới thị trường miền Trung, miền Nam; chợ đầu mối rau quả Đồng Gia (huyện Kim Thành) diện tích 30000m2, vốn đầu tư ban đầu là hơn 40 tỷ.

Về quy mô số người bán hàng trên chợ, ở khu vực thành phố, số người bán hàng thường xuyên chiếm tỷ lệ khoảng hơn 60%). Nhưng ở khu vực chợ nông thôn, tỷ lệ này thấp hơn khoảng 40% .

b, Về cơ sở vật chất và đầu tư xây dựng chợ

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sự quan tâm của các cấp các ngành, đã có 22/176 chợ (chiếm 12,5%) được xây dựng có cơ sở hạ tầng kiên cố tương đối đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam 9211: 2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết

kế và chủ yếu tập trung ở trung tâm các huyện, thị xã, thành phố ; 142 chợ xây dựng bán kiên cố và cịn lại là số chợ đang ở trong tình trạng dựng lều tạm, nền đất thậm chí khơng có mái che phải họp ngồi trời.

Phần lớn chợ được hình thành cách đây 30-40 năm, cơ sở vật chất, không gian kiến trúc và u cầu diện tích mặt bằng khơng đáp ứng được nhu cầu giao lưu, buôn bán. Mạng lưới chợ phần lớn có quy mơ loại 3, mơ hình tổ chức cịn yếu. Một số chợ đầu mối cấp vùng chưa phát huy được vai trò. Thiết kế kỹ thuật của chợ còn chưa phù hợp, đường đi lối lại trong các chợ đa phần là hẹp không đủ cho đi lại của người tiêu dùng, các cửa hàng kinh doanh bầy hàng hóa chất đống, cản trở lối đi vào chợ, không những khơng đảm bảo về an tồn phòng chống cháy nổ mà còn tạo tâm lý ngại vào chợ cho khách hàng, tạo điều kiện cho các chợ cóc, chợ tạm, gánh hàng rong hình thành ngồi khu vực chợ.

Cùng với việc thực hiện đa dạng hóa, xã hội hố nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn vay tín dụng, vốn đầu tư nước ngoài, vốn từ các thành phần kinh tế, các hộ kinh doanh và các nguồn vốn xã hội khác. Hàng năm, Hải Dương đề ra các chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chợ. Các hạng mục hỗ trợ gồm: Bồi thường, giải phóng mặt bằng; xây dựng hạ tầng kỹ thuật chợ gồm: San nền, đường nội bộ chợ, hệ thống điện bảo vệ chiếu sáng trong chợ, hệ thống xử lý nước thải, thoát nước trong chợ, khu thu gom rác thải, khu vệ sinh công cộng…Trong giai đoạn 2010-2013, trên địa bàn tỉnh không có kế hoạc xây dựng chợ mới mà chỉ tiến hành đi vào hoạt động một số chợ mới như chợ Quang Trung với tổng số vốn đầu tư 16,35 tỷ đồng, chợ Hội Đô với 12,86 tỷ đồng; nâng cấp, sửa chữa hơn 15 chợ: chợ đầu mối Gia Lộc, chợ thuỷ sản Ô Mễ (huyện Tứ Kỳ), chợ Đọ (Ứng Hoè, Ninh Giang), chợ Đồng Gia, chợ Tam Kỳ (huyện Kim Thành), chợ Thanh Xá (huyện Thanh Hà), chợ Thông (huyện Thanh Miện), chợ Hiệp (huyện Kinh Môn)…với số vốn hơn 7,48 tỷ đồng.

Bảng 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng, cải tạo chợ giai đoạn 2011-2013

STT Nguồn vốn đầu tư Số tiền (tỷ đồng)

1 Ngân sách trung ương 0,8

2 Ngân sách địa phương 2,33

3 Doanh nghiệp, hộ kinh doanh đóng góp 4,35

Tổng 7,48

Nguồn:Phịng Quản lý thương mại_ Sở Cơng Thương Hải Dương c, Về cơ cấu hàng hóa kinh doanh tại chợ

Hàng hóa được đưa vào kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương ngày càng đa dạng về chủng loại, song chủ yếu tập trung vào các mặt hàng: nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, dệt may, điện tử.

Hình 2.1 Cơ cấu hàng hóa tại chợ Hải Dương

Nguồn: Phịng Quản lý thương mại – Sở Cơng Thương Hải Dương

3 chợ đầu mối của tỉnh là tụ điểm buôn bán các mặt hàng nông sản được sản xuất trong địa bàn tỉnh và các vùng lân cận như: rau xanh, củ quả, gạo, hoa quả, hàng khô (đỗ tương, lạc). Một số chợ chuyên doanh: Chợ Bắc Kinh, chợ Con kinh doanh thực phẩm sống-chín, chợ Ngã Sáu kinh doanh đồ tươi sống…còn hầu hết là các chợ tổng hợp.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) HOÀN THIỆN QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại các CHỢ TRÊN địa bàn TỈNH hải DƯƠNG (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)