6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ
2.2.2 Tổ chức quản lý kinh doanh và khai thác chợ
a, Ban quản lý, tổ quản lý chợ
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 18 BQL và 122 TQL chợ, thu hút khoảng gần 600 người tham gia, riêng chợ Sao Đỏ (Chí Linh) được quản lý dưới hình thức đơn vị sự nghiệp có thu. Các BQL, TQL được thành lập bởi quyết định của UBND các cấp.
- Đối với chợ thuộc thành phố Hải Dương và chợ các thị trấn các huyện lỵ, thành lập BQL chợ để trực tiếp quản lý, khai thác kinh doanh chợ.
- Các BQL chợ chịu sự trực tiếp chỉ đạo của phòng Kinh tế hạ tầng Huyện. - Đối với chợ tại trung tâm cụm xã, chợ khu vực tại xã, BQL chợ do UBND xã sở tại thành lập và giao cho cán bộ tài chính xã trực tiếp chỉ đạo điều hành việc quản lý và khai thác kinh doanh chợ.
Dựa trên Thơng tư số 02/2014/TT-BTC Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc
thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
Bộ Tài chính ban hành ngày 02 tháng 01 năm 2014, Sở Tài chính Hải Dương chỉ đạo BQL chợ trực tiếp quản lý và thu phí sử dụng điểm kinh doanh và dịch vụ chợ.
Cụ thể các mức phí quy định dựa trên:
Quyết định số 4426/2006 của về việc ban hành quy định danh mục, mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Hải Dương ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2006
Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND Về việc điều chỉnh mức thu một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Hải Dương ban hành ngày 20 tháng 7 năm 2012
- Mức thu phí chợ :
Bảng 2.6 Mức thu phí chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương
STT Danh mục Đơn vị tính Mức thu
1 Phí cố định đ/m2/tháng
- Chợ Phú Yên - 20.000-88.000
- Các chợ còn lại của thành phố Hải Dương - 10.000
- Chợ trung tâm các huyện, thị xã - 7.000
- Chợ vừa và nhỏ ở các xã - 4.000
2 Phí vào chợ bán hàng đ/lượt
- Hàng có giá trị dưới 100.000đ - 2.000
- Hàng có giá trị từ 100.000đ đến 500.000đ - 3.000
- Hàng có giá trị trên 500.000đ - 4.000
Nguồn: Phòng Quản lý thương mại – Sở Cơng Thương Hải Dương
STT Loại xe Phí (đồng/lượt)
1 Xe đạp 1000
2 Xe máy 2000
3 Ơ tơ 5 chỗ 8000
4 Ơ tơ trên 8 chỗ 10000
- Phí vệ sinh trung bình: 20000đồng/gian/ tháng
b, Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ
Việc chuyển đổi mơ hình quản lý kinh doanh khai thác chợ theo hình thức doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được thực hiện, giao quyền cho các doanh nghiệp quản lý thu tiền phí và lệ phí của các hộ kinh doanh tại chợ theo quy định của Nhà nước theo Nghị định số 02/2003/NĐ – CP về phát triển và quản lý chợ, Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 01 năm 2003 và Nghị định số 11/VBHN-BCT về
Phát triển và quản lý chợ, Bộ Công Thương ban hành ngày 23 tháng 1 năm 2011.
Đồng thời, các doanh nghiệp tổ chức các dịch vụ cung cấp điện, nước cho hộ kinh doanh; dịch vụ an ninh, an tồn cháy nổ, vệ sinh mơi trường, vệ sinh cơng cộng, giữ xe. Thu phí và lệ phí chỗ ngồi của các hộ kinh doanh. Doanh nghiệp tập trung đầu tư đảm bảo phát triển chợ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ tại địa phương. Đẩy mạnh việc hiện đại hóa cơ sở vật chất tại chợ, đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua bán của tiểu thương và nhân dân.
Trong 5 năm trở lại đây, toàn tỉnh đã thu hút được 7 doanh nghiệp tham gia xây dựng, cải tạo và hướng tới quản lý chợ theo mơ hình doanh nghiệp. Tồn tỉnh có 11 chợ được chuyển đổi mơ hình quản lý bao gồm 6 chợ hạng 2 và 5 chợ hạng 3 thuộc thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh, huyện Ninh Giang, Nam Sách, Cẩm Giàng. Các doanh nghiệp tham gia đã từng bước đưa hoạt động chợ đi vào nề nếp. Việc bố trí, quy hoạch, sắp xếp lại ngành hàng, hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ các hạng mục trong chợ, công tác an ninh trật tự, vệ sinh mơi trường, phịng cháy chữa cháy đã có cải tiến.
2.2.3 Cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chợ
Hàng năm phòng Quản lý thương mại xây dựng kế hoạch kiểm tra tình hình hoạt động của các chợ trên địa bàn thành phố, tập trung vào các chợ phân hạng 1 do thành phố quản lý và 1 số chợ hạng 2 phân cấp UBND quận huyện, thị xã quản lý gồm một số nội dung chính: cơng tác đảm bảo an tồn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an
tồn thực phẩm, vệ sinh mơi trường, an ninh trật tự, công tác đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các chợ trên địa bàn thành phố.
- Về quản lý chất lượng hàng hóa:
Trong 2011-2013. UBND tỉnh Hải Dương lập các đoàn liên ngành bao gồm Sở Cơng Thương, Sở Y tế, đại diện của phịng Y tế, UBND địa phương có chợ nằm trên địa bàn có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát việc niêm yết giá, bán theo giá niêm yết, buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng khơng bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm tại các chợ ở các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương...Chú trọng kiểm tra các mặt hàng như: bánh, kẹo, rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm chế biến sẵn, các loại đồ chơi...Đặc biệt, trong năm 2013, Sở Công Thương đã chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tham mưu xây dựng và đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch số 398/KH-UBND của UBND tỉnh thực hiện Đề án 2088 của Chính phủ về phịng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; trong đó, tăng cường kiểm tra hoạt động mua bán gia cầm tại một số
chợ lớn và các chợ thực phẩm.
Vào ngày 6 tháng 6 năm 2008, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành quyết định số 35/2008/QĐ-UBND về việc thành lập Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm. Chi cục
vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh Hải Dương đã cùng với Sở Công thương và công an địa phương kiểm tra, phát hiện tình trạng lưu thơng hàng hóa kém phẩm chất, hàng hóa khơng có nguồn gốc rõ ràng, có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, UBND tỉnh chỉ đạo các ban ngành liên quan kết hợp với Sở Công Thương ngăn chặn và xử lý ngay từ khi hàng hóa đưa vào địa phận của tỉnh, nhất là các chợ đầu mối nông sản.
Trên thực tế các mặt hàng như hạt dưa, hạt hướng dương, đường, mì chính... tại các chợ Đồng Gia (Kim Thành), chợ Cháy (Thanh Hà)…được nhiều hộ kinh doanh mua cả bao về rồi đóng thành gói nhỏ. Những gói hàng này khơng có tem, nhãn, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, nhưng vẫn thu hút được nhiều người mua do giá rẻ. Hàng hóa bị làm giả tập trung vào các mặt hàng dân dụng như dầu gội đầu, giấy vệ sinh, thuốc trừ sâu nên rất khó kiểm sốt... BQL chợ cịn phát hiện hàng Trung Quốc, không rõ xuất xứ tại một số chợ huyện Thanh Hà, một số mặt hàng có xuất sứ Trung Quốc (tỏi, gừng, ớt…) không đảm bảo chất lượng, được bày bán tại một số chợ nông sản, chợ đầu mối của tỉnh.
Bảng 2.7 Số vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong
những năm 2011-2013
Năm 2011 2012 2013
Số vụ vi phạm 47 56 34
Tiền phạt (triệu đồng) 172,5 239,7 115,8
Nguồn:Chi cục quản lý thị trường- Sở Công Thương Hải Dương
Các vụ vi phạm vê vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ là các vi phạm trong kinh doanh thực phẩm sống ,chín. Thực phẩm chín khơng được che đậy, bảo quản trong tủ kính, ngun liệu khơng đảm bảo chất lượng, khơng đủ điều kiện về vệ sinh vật dụng chế biến. Thực phẩm sống như thịt gà, vịt, lợn, bị khơng tươi, thậm chí là thịt của gia cầm, gia súc bị chết rồi mới đem thịt, không đảm bảo vệ sinh trong q trình giết mổ; khi bày bán cũng khơng được bảo quản cẩn thận.
- Về quản lý phòng chống cháy nổ chợ:
Chợ là loại hình thương nghiệp truyền thống đã có từ lâu đời, cơ sở vất chất nghèo nàn, chủ yếu là các lều, quán tạm nên BQL, TQL phải thường xuyên quan tâm đến công tác tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về PCCC tại cơ sở như: trang thiết bị PCCC, bình chữa cháy, thang, câu liêm, nguồn nước chữa cháy, máy bơm và các thiết bị báo cháy, xây dựng phương án PCCC và cứu nạn, cứu hộ, thực hiện công tác quản lý hồ sơ, tài liệu có liên quan đến PCCC, trú trọng hệ thống điện sử dụng trong chợ; quy định việc cơi nới mái che lối liền giữa các mái ki ốt, phên, bạt, bìa các tơng rất dễ bắt cháy và gây tụ khói, làm tăng khả năng cháy lan, trưng bày hàng hoá lấn chiếm lối đi. Tham gia mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Nghị định số
130/2006/NĐ-CP sắp xếp hàng hố hợp lý, vệ sinh mơi trường sạch sẽ đảm bảo đường giao thông cho xe chữa cháy hoạt động khi xảy ra hoả hoạn, Chính phủ ban hành ngày 08/11/2006; niêm yết nội quy hoạt động chợ tại các cửa ra vào để mọi người cùng thực hiện.
Trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC, tăng cường các biện pháp an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ, kịp thời phát hiện chấn chỉnh, yêu cần cơ sở khắc phục, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về PCCC và cứu nạn, cứu hộ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ gây thiệt hại cho con người và tài sản. Qua kiểm tra cho thấy một số chợ xây dựng đã lâu, khơng có thiết kế nguồn nước và khơng được thẩm định về PCCC; hệ thống điện xuống cấp lại câu móc chằng chịt. Bên cạnh đó, một số hộ vì nhu cầu kinh doanh tự ý cơi nới, lấn chiếm hành lang để sử dụng, hàn
thêm khung sắt bảo vệ, vơ tình gây cản trở cho cơng tác PCCC. Nhiều thiết bị phịng cháy được lắp đặt ở những vị trí bất lợi, khi xảy ra sự cố khơng đáp ứng tức thời. Trên địa bàn tỉnh chỉ có khoảng 13% số chợ có đầy đủ hệ thống phịng chống cháy nổ, 38% chợ có hệ thống phịng chống cháy nổ nhưng khơng đảm bảo sử dụng khi có cháy nổ, cịn lại 49% chợ khơng được trang bị hệ thống phòng chống cháy nổ.
Để xảy ra hiện tượng cháy trung tâm thương mại tại thành phố Hải Dương tháng 9 năm 2013 vừa qua đã làm thiệt hại lớn về tài sản cho các thương nhân, lỗi một phần do công tác quản lý của BQL chưa sát sao trong việc nhắc nhở các hộ kinh doanh trong quá trình hoạt động chợ, một phần do cơ sở hạ tầng, kết cấu đường nước tại khu vực trung tâm thương mại xuống cấp, không hoạt động được. UBND tỉnh Hải Dương đã họp bàn các cấp, chỉ đạo Sở Công Thương và UBND các địa phương rà sốt lại tồn bộ hệ thống PCCC tại các chợ nằm trên địa bàn. Phát hiện nguy cơ cháy nổ cao tại nhiều chợ Hải Tân, Thanh Bình là các chợ có số hộ kinh doanh cao, nằm sát khu dân cư. Vì vậy, tỉnh Hải Dương đang trong quá trình kiểm tra, sửa chữa lại toàn bộ hệ thống PCCC tại các chợ, cũng như làm chặt chẽ hơn công tác quản lý của tất cả các cơ quan, bộ phận có liên quan, tránh để xảy ra hiện tượng cháy nổ chợ như thời gian vừa qua.
- Về quản lý hoạt động họp chợ, đảm bảo vệ sinh môi trường
Vấn đề vệ sinh mơi trường khu vực chợ nói riêng và đảm bảo vệ sinh mơi trường địa bàn tỉnh nói chung được các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương quan tâm và ln tìm các giải pháp tốt nhất để khắc phục các vấn đề mơi trường, trong đó là vấn đề rác thải sinh hoạt, rác thải từ HĐKD chợ và các cơ sở sản xuất. Ngày 19 tháng 11 năm 2008, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND về
việc ban hành quy định bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trong quyết định quy định rõ các chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh là khu vực
mà điều kiện phát triển chợ cịn hạn chế, nên cần có sự chỉ đạo cụ thể về vấn đề thu gom, vận chuyển rác thải chợ và công tác vệ sinh môi trường nơi họp chợ của BQL chợ nông thôn.
Sở Công Thương Hải Dương cùng với UBND các địa phương của tỉnh thường xuyên tổ chức các đội thanh tra, giám sát để kiểm sốt tình trạng họp chợ khơng đúng nơi quy định. Theo kết quả kiểm tra của 5 đồn thanh tra do Sở Cơng Thương chỉ đạo tại 12 chợ trên địa bàn thành phố Hải Dương và 23 chợ trên địa bàn các huyện vào đầu năm 2013 cho thấy, hơn 80% tại các chợ có tình trạng bên ngồi khu vực chợ có các lều, lán do những người buôn bán dựng lên, lấn chiếm lề đường, gây tình trạng ách tắc giao thơng, ơ nhiễm mơi trường. Với các trường hợp này, đội thanh tra yêu cầu BQL
chợ xử lý bằng cách không cho họp chợ, bày bán hàng hóa, nếu khơng sẽ tịch thu, xử phạt hành chính từ 300- 500 nghìn đồng.
Các cấp quản lý đã cố gắng giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường ở các chợ. Địa bàn tỉnh chủ yếu là chợ hạng 3, là các chợ khơng có nhà lồng, thiếu hệ thống cấp thoát nước nên vấn đề vệ sinh tại các khu vực kinh doanh thực phẩm tươi sống: rau, thịt, thủy hải sản không đảm bảo. Mùi, rác thải từ các khu vực kinh doanh này ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Mặt khác việc họp chợ không đúng nơi quy định gây ra tình trạng xả rác bừa bãi làm mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Sở Công Thương Hải Dương thường xuyên kết hợp với Sở Tài Ngun mơi trường để có biện pháp xử lý kịp thời vấn đề vệ sinh môi trường tại chợ, đồng thời thường xuyên triển khai công tác kiểm tra chợ để hướng dẫn, nhắc nhở người kinh doanh, xử phạt các hành vi cố tình vi phạm Nội quy chợ.
2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và công tác quản lý nhànước tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương nước tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương
2.3.1 Những kết quả đạt được của quản lý nhà nước về hoạt động kinhdoanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương
a, Về ban hành, phổ biến, tuyên truyền chính sách, đường lối
- Hệ thống các chính sách, quyết định về quản lý HĐKD chợ trên địa bàn tỉnh được thiết lập theo các quy chế của Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan về chợ. Và chủ yếu trên hướng dẫn của Nghị định số 11/VBHN-BCT về phát triển và quản lý chợ, Chính phủ ban hành, ngày 23 tháng 1 năm 2013. Bên cạnh đó Sở Cơng Thương thường xuyên làm việc với UBND tỉnh, các Sở ngành liên quan của tỉnh để ban hành các nội dung quy định đối với hoạt động kinh doanh chợ. Vì vậy các văn bản pháp luật, chính sách quản lý đề ra có tiêu chuẩn chung, tạo sự thống nhất từ trung ương tới cấp tỉnh, cấp huyện, xã.
- Nội dung QLNN đối với HĐKD chợ của tỉnh Hải Dương đã có sự cập nhật