Những kết quả đạt được của quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tạ

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) HOÀN THIỆN QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại các CHỢ TRÊN địa bàn TỈNH hải DƯƠNG (Trang 40 - 41)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và công tác quản lý nhà nước

2.3.1 Những kết quả đạt được của quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tạ

doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương

a, Về ban hành, phổ biến, tuyên truyền chính sách, đường lối

- Hệ thống các chính sách, quyết định về quản lý HĐKD chợ trên địa bàn tỉnh được thiết lập theo các quy chế của Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan về chợ. Và chủ yếu trên hướng dẫn của Nghị định số 11/VBHN-BCT về phát triển và quản lý chợ, Chính phủ ban hành, ngày 23 tháng 1 năm 2013. Bên cạnh đó Sở Cơng Thương thường xuyên làm việc với UBND tỉnh, các Sở ngành liên quan của tỉnh để ban hành các nội dung quy định đối với hoạt động kinh doanh chợ. Vì vậy các văn bản pháp luật, chính sách quản lý đề ra có tiêu chuẩn chung, tạo sự thống nhất từ trung ương tới cấp tỉnh, cấp huyện, xã.

- Nội dung QLNN đối với HĐKD chợ của tỉnh Hải Dương đã có sự cập nhật và thay đổi cho phù hợp với những điều chỉnh, bổ sung các Bộ ngành trung ương và đã căn cứ vào nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa trên địa bàn tỉnh để có những hướng dẫn phù hợp.

- Cơng tác tun truyền, phổ biến các chính sách, nội dung quản lý đến với các BQL chợ, hộ kinh doanh và người tiêu dùng cũng được chú trọng. Các văn bản ban hành được gửi về các phòng ban liên quan của UBND các huyện, và triển khai tới các xã trên địa bàn tỉnh. Các nội quy chợ được dán tại các cổng chợ để các hộ kinh doanh và người tiêu dùng nắm rõ, mở các lớp bồi dưỡng kiến thức cho các hộ kinh doanh. Trong những năm qua, tỉnh đã có những chính sách thu hút cán bộ, hỗ trợ học tập và nghiên cứu, cử các cán bộ đi học nghiên cứu ngắn hạn và dài hạn về kiến thức và

nghiệp vụ. Nhiều cán bộ đã phát huy được vai trị tích cực và năng lực của mình trong q trình hoạch định và triển khai các chính sách của Nhà nước tới từng bộ phận các thương nhân hoạt động trong lĩnh vực này.

b, Về mơ hình tổ chức quản lý kinh doanh và khai thác chợ

- Các BQL, TQL chợ hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã tương đối làm tốt nhiệm vụ của mình trong việc hướng dẫn, quản lý các hoạt động tại chợ thuộc phạm vi quản lý. Việc thu chi các khoản phí chợ được BQL, TQL thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả, đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng năm ổn định.

- Việc chuyển đổi mơ hình quản lý chợ sang hình thức các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý theo quy định của Chính phủ đã được tỉnh Hải Dương thực hiện. Trên địa bàn tỉnh đã có sự tham gia của các doanh nghiệp tham gia xây dựng, cải tạo và quản lý chợ, và bước đầu có những kết quả tốt trong việc xây dựng và phát triển chợ theo hướng hiện đại, văn minh.

c, Về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

- Các chương trình, hoạt động thanh tra, kiểm tra HĐKD chợ về: đăng ký kinh

doanh, vệ sinh an tồn thực phẩm và vệ sinh mơi trường, phòng chống cháy nổ chợ được tiến hành công khai, minh bạch. Đặc biệt chú trọng công tác quản lý PCCC được tiến hành nghiêm ngặt hơn trong năm 2013 để tránh thiệt hại về người và tài sản trong chợ.

- Hoạt động của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (Ban Chỉ đạo 127) tại thành phố, các huyện được triển khai thường xuyên. Đã phát hiện ra các vi phạm trong gian lận thương mại, hàng kém chất lượng tại một số chợ trên địa bàn tỉnh trong những năm qua.

- Việc xử lý các vi phạm được thực hiện nghiêm túc, có sự vào cuộc của cơ quan chức năng về vệ sinh an tồn thực phẩm, vệ sinh mơi trường, và sự tham gia của công an địa phương để khống chế các hành vi cố tình vi phạm và vi phạm mức độ nặng trong HĐKD chợ.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) HOÀN THIỆN QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại các CHỢ TRÊN địa bàn TỈNH hải DƯƠNG (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)